Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á

LP

1. Em hãy chỉ ra sự khác biệt quan trọng giữa Phong trào Ngũ Tứ và Cách mạng Tân Hơi ?

(Gợi ý: Em hãy dựa vào khẩu hiệu đấu tranh và những diễn biến của hai biến cố đó.)

2. Em nhận xét gì về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

A. Tầng lớp tri thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.

B. Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á đã từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.

C. Các đảng cộng sản được thành lập ở hầu hết các nước Đông Nam Á.

D. Trong phong trào dân chủ tư sản đã xuất hiện những chính đảng hay phong trào có tổ chức và có ảnh hưởng rộng lớn.

E. Do bị đàn áp dữ dội, phong trào độc lập dân tộc chỉ diễn ra ở một vài nước có trình độ phát triển cao.

F. Các cuộc nổi dậy đều giành được thắng lợi.

3. Em hãy lập bảng niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới theo khu vực địa lý.

THỜI GIAN ĐÔNG BÁC Á ĐÔNG NAM Á NAM Á TÂY Á
1–5–1919 Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc ........................................ ..................................... ......................................
1919 – 1922 .............................................. ........................................ ...................................... Chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì
1921 – 1924 Cách mạng Mông Cổ ........................................ ...................................... ......................................
Thập niên 1920 .............................................. ........................................ Phong trào tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc Ấn Độ. ......................................
1926 – 1927 Chiến tranh cách mạng chống quân phiệt Trung Quốc Khởi nghĩa Xu-ma-tra, Gia-va ở In-đô-nê-xi-a ...................................... ......................................
1927 – 1937 Nội chiến ở Trung Quốc (giữa hai đảng Quốc – Cộng) ........................................ ...................................... ......................................
1930 – 1931 .............................................. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam ...................................... ......................................
1901 – 1936 .............................................. Khởi nghĩa ở Lào do Ông Kẹo và Com-ma-đam chỉ huy ...................................... ......................................
1930 – 1935 .............................................. Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản ở Cam-pu-chia di Achan Hem- chiêu đứng đầu. ...................................... ......................................

4. Đến năm 1940, khi phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á thì phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc đã có sự thay đổi gì ?

5. Em hãy kể tên và cung cấp một vài thông tin về tiểu sử các nhà lãnh đạo phong trào dân tộc ở châu Á trong giai đoạn này.

TH
2 tháng 12 2017 lúc 15:08

1. Em hãy chỉ ra sự khác biệt quan trọng giữa Phong trào Ngũ Tứ và Cách mạng Tân Hơi ?

-Cách mạng Tân Hợi chỉ dừng lại ở tính chất chống phong kiến với khẩu hiệu" đánh đuổi Mãn Thanh". Còn khẩu hiệu của phong trào Ngũ Tứ vừa mang tính chất chống đề quốc, vừa mang tính chất chống phong kiến.

2. Em nhận xét gì về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

B. Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á đã từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.

4. Đến năm 1940, khi phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á thì phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc đã có sự thay đổi gì ?

-Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á và cũng từ đây cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật. Nét mới của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong giai đoạn này là sự thành lập ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng. Mở đầu là Việt Nam độc lập đồng minh (5-1941) và các đội Cứu quốc quân, sau là Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trong những năm 1942 - 1944, lần lượt xuất hiện Đồng minh dân chủ Philippin với đội quân Húcbalaháp, Liên hiệp nhân dân Mã Lai chống Nhật cùng các đơn vị Quân đội nhân dân, Liên minh tự do nhân dân chống phát xít cùng Quân đội quốc gia Miến Điện…

Bình luận (3)
TH
2 tháng 12 2017 lúc 22:08

5. Em hãy kể tên và cung cấp một vài thông tin về tiểu sử các nhà lãnh đạo phong trào dân tộc ở châu Á trong giai đoạn này.

-Ma- hat-mà Gan-di( 1869-1948) tại Ấn Độ. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, năm 1915, ông trở về tổ quốc và bắt đầu tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống lại sự thống trị của thực dân Anh.

- Ác- mét Xu- các- nô ( 1901-1970) sinh ra trong gia đình quý tộc của miền đông Gia- va ở Inđônêxia . Tháng 7-1927, ông cùng với 1 số tri thức tiểu tư sản và tư sản dân tộc đứng ra thành lập liên minh dân tộc Idonexia, thống nhất trong phong trào giải phóng dân tộc và đòi độc lập.

- Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) là nhà cách mạng sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, người đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam.

Bạn có thể tìm hiểu thêm!

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
TB
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
VA
Xem chi tiết