Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

VM

1. Em có suy nghĩ gì về các chính sách của thực dân Pháp và triều đình Huế ?

- Về chính sách của thực dân Pháp:

- Về chính sách của triều đình Huế:

2. Hãy sưu tầm những mẩu chuyện và trình bày hiểu biết của em về hai nhân vật Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu ?

3. Em hãy nhận xét thái độ và hành động của triều đình Huế trước nạn ngoại xâm ?

HELP ME .-.

TP
16 tháng 1 2019 lúc 13:03

3)Triều đình Huế ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp: kìm hãm các ngành công nghiệp,đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân,nhượng bộ thức dân Pháp và tiếp tục muốn thương lượng để chia sẻ quyền thống trị với chúng.
=> Chính sách kìm hãm sự phát triển của nhà Nguyễn,đó là một chính sách bảo thủ làm cho tình hình đất nước suy yếu,đời sống nhân dân cưcj khổ nên nhân dân nổi dậy đấu tranh khắp nơi

Bình luận (0)
FD
16 tháng 1 2019 lúc 14:20

1)

1.Về chính sách của Pháp:

Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp bắt tay ngay vào củng cố bộ máy cai trị và quân đội, đẩy mạnh việc bóc lột nhân dân Nam Kì bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nhân dân, ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí nhằm chuẩn bị dư luận cho việc mở rộng đánh chiếm ra Bắc Kì.

2. Về triều đình Huế:

Triều đình Huế ngày càng đối lập sâu sắc với nhân dân. Triều đình Huế ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp; kìm hãm các ngành công nghiệp; đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân, nhượng bộ thực dân Pháp và tiếp tục muốn thương lượng để chia xẻ quyền thống trị với chúng.

Nhận xét: Chính sách kìm hãm sự phát triển của nhà Nguyễn => đó là một chính sách bảo thủ làm cho tình hình đất nước suy yếu. Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân dã nổi dậy đấu tranh khắp nơi.

Bình luận (0)
FD
16 tháng 1 2019 lúc 14:22

2)

1.Nguyễn Tri Phương:

Tấm gương quên mình vì nước của ông được nhân dân khâm phục, kính trọng, ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng với Hoàng Diệu) trên gò Đống Đa với câu đối:

Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa

Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên[13]

Dịch:

Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất

Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh

Sách Việt Nam sử lược nhận xét về ông: "Ông Nguyễn tri Phương là người ở Thừa-thiên, do lại-điển xuất thân, làm quan từ đời vua Thánh-tổ, trải qua ba triều, mà nhà vẫn thanh-bạch, chỉ đem trí-lự mà lo việc nước, chứ không thiết của-cải. Nhưng chẳng may phải khi quốc bộ gian nan, ông phải đem thân hiến cho nước, thành ra cả nhà cha con, anh em đều mất vì việc nước. Thật là một nhà trung-liệt xưa nay ít có vậy."

2.Hoàng Diệu:

Hoàng Diệu được đông đảo sĩ phu, nhân dân Hà Nội và Bắc Hà khâm phục thương tiếc. Ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng vớiNguyễn Tri Phương) trên gò Đống Đa với câu đối:

Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa

Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên

Dịch:

Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất

Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh

Vua Tự Đức mặc dầu không ủng hộ Hoàng Diệu trong việc chống đối với quân Pháp tại thành Hà Nội, vẫn phải hạ chiếu khen ông đã tận trung tử tiết, sai quân tỉnh Quảng Nam làm lễ quốc tang[7].

Tôn Thất Thuyết, một đại biểu nổi tiếng của sĩ phu kiên quyết chống Pháp đã ca ngợi ông trong hai câu đối:

Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện

Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm

Dịch:

Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước

Bình sanh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm

Cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh có bài thơ điếu Hoàng Diệu, ghi lại trong Lịch sử vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe như sau:

Tay đã cầm bút lại cầm binh

Muôn dặm giang sơn nặng một minh

Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa

Giữ thành, thành mất, mất theo thành

Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc

Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh

Di biểu nay còn sôi chính khí

Khiến người thêm trọng bút khoa danh.

Trích hai đoạn bút ký:

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư...

...Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng...Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân...[5]

Nhà văn Sơn Nam:

Đi thăm mộ Hoàng Diệu, (nghe) lúc làm quan, có lần ông gửi về cho mẹ một vóc lụa. Bà mẹ không nhận, gửi trả lại cho con, kèm theo một nhánh dâu, tượng trưng cho ngọn roi, để cảnh cáo đứa con đừng nhận quà cáp gì của dân.[6]

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
ZT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LG
Xem chi tiết