1 Đơn vị chức năng của cơ thể là gì?
2 Nêu môi trường trong của cơ thể gồm những bộ phận nào?
3 Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, hậu quả của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe của con người từ đó nêu các biện pháp bảo vệ cơ quan hô hấp?
4 Hiến máu có hại cho sức khỏe không? Những ai được hiến máu, ai không được hiến máu?
1 Đơn vị chức năng của cơ thể là tế bào
2 Nêu môi trường trong của cơ thể gồm máu,nước mô,bạch huyết.
2
Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết : Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô. Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.3 Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn.
Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa
Ô nhiễm không khí do yếu tố con người
+ Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Ô nhiễm không khí do công nghiệp
+ Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…
Thành phố ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông
+ Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.
Hậu quả của ô nhiễm không khí
Đối với động – thực vật.
+ Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.
+ Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.
+ Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
+ Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất.
+ Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước.
+ Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.
+ Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước trong đám mây làm cho nước có tính acid. Khi những giọt nước rơi xuống mặt đất sẽ gây hại cho môi trường : giết chết cây cối, động vật, cá,….Mưa acid cũng làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước.
Đối với con người.
Bụi:
+ Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất (thành phần) của bụi, nồng độ bụi, kích thước hạt bụi, thời gian tiếp xúc và đáp ứng cá nhân.
+ Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp.
+ Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch…
+ Bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang…
Các biện pháp Khắc phục
Biện pháp kỹ thuật:
+ Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn
+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
Biện pháp quy hoạch:
+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
Trồng nhiều cây xanh đô thị vừa tạo cảnh quan vừa giúp giảm bớt ô nhiễm không khí
Một số phương tiện khắc phục ô nhiễm không khí
Lọc không khí bằng phương pháp sinh học
Lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đối mới, đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp.
Hình dạng phổ biến của một hệ thống lọc sinh học giống như một cái hộp lớn, một vài hệ thống có thể lớn bằng sân bóng rổ, một vài hệ thống có thể nhỏ độ một yard khối (0,76 m3). Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý là tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc khí thải này là nơi chứa các nguyên liệu lọc và nơi sinh sản cho các vi sinh vật. Trong hệ thống này, các vi sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học, đây là mọt màng ẩm, mỏng bao quanh các nguyên liệu lọc.
Trong quá trình lọc, khí thải được bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ bị hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là CO2 và H2O theo phương trình sau:
Chất hữu cơ gây ô nhiễm + O2 à CO2 +H2O + nhiệt + sinh khối.
Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học
Công nghệ Biofilter (lọc sinh học) là một biện pháp xử lý ô nhiễm khí thải có chi phí đầu tư thấp, vận hành rẻ và thân thiện môi trường, nó phương pháp thích hợp để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột sắn
Máy lọc không khí
Dựa trên nguyên tắc các phần tử mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau, máy sử dụng công nghệ phát ra các điện tích âm vào không khí, trung hoà với các điện tích đối xứng là những ion dương có hại trong môi trường và tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc… Các ion âm này cũng bám dính vào các phần tử độc hại trong không khí và màng tĩnh điện tích điện dương trong máy sẽ hút và giữ các phần tử này lại.
Trong các phòng kín, nơi sử dụng nhiều thiết bị máy móc như máy tính, máy in, ti vi, đèn neon… là những thiết bị toả ra nhiều ion dương gây hại cho cơ thể, máy lọc không khí sẽ cung cấp ion âm và điều hoà không khí.
Khẩu trang:
Khẩu trang than hoạt tính, khử mùi có các tác dụng sau:
+ Ngăn ngừa sự xâm nhập vào đường hô hấp của các hạt bụi cực nhỏ và các chất thải ô nhiễm khác.
+ Lọc mùi hôi, hóa chất, mùi xăng, khói quang hóa, khói đen, phấn hoa. Ngăn bụi, khí độc như CO, SO2, NO2, H2S, NH3....
+ Bảo vệ hệ hô hấp, hạn chế viêm mũi dị ứng do các chất ô nhiễm trong không khí gây ra.
4 Không thể có gì thay thế cho máu người, và chỉ có máu của người cho người. Rất may là hiến máu không chỉ cứu sống được người nhận mà còn có ích đối với cả người cho vì nhờ vậy cũng cải thiện được sức khỏe của mình.
Hiếu máu không chỉ cứu sống người được nhận mà còn rất có ích cho sức khỏe. |
Những lợi ích của việc hiến máu là:
- Giảm sắt
Trong các tế bào hồng cầu chứa 70% sắt trong cơ thể con người. Hầu hết mọi người có thừa sắt trong máu của mình, thừa nhiều có hại hơn lợi. Khi cho máu loại bỏ được một lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể.
Nếu trong máu vượt quá một lượng sắt nhất định có thể kích thích sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, gây ra thay đổi tế bào, phá vỡ chức năng tế bào bình thường và làm tăng nguy cơ một số bệnh mạn tính, như bệnh tim và ung thư. Điều này có nhiều khả năng trở thành chuyện đáng lo ngại cho nam giới lớn tuổi và phụ nữ sau mãn kinh.
Cơ thể của phụ nữ trong độ tuổi sinh nở tự loại bớt sắt thừa thông qua kinh nguyệt. Trung tâm Miller –Keystone tiến hành nghiên cứu dài hạn trên một triệu người ở Bắc Âu đã chỉ ra rằng những người hiến máu thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư thấp vì hiến máu là cách loại bỏ một số chất sắt dư thừa. Không cần lo lắng về việc mất quá nhiều sắt từ việc hiến máu vì mức độ sắt của bạn được kiểm tra mỗi lần trước khi cho máu, hoặc bằng cách kiểm tra nồng độ hemoglobin hoặc các tế bào hồng cầu của người cho.
- Bổ sung máu
Hiến máu sẽ giúp chức năng cơ thể của bạn hoạt động hiệu quả hơn bằng cách bổ sung thêm nguồn cấp máu thường xuyên. Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, và tất cả các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4 - 8 tuần. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cũng như làm việc hiệu quả hơn.
- Được kiểm tra sức khỏe
Bao giờ cũng được kiểm tra sức khỏe khi đến hiến máu như: cân nặng, đo huyết áp, đo nhịp tim và nhiệt độ. Đây cũng là dịp để đánh giá chức năng cơ thể hoạt động ra sao và nếu có bệnh thì phát hiện kịp thời. Nếu bạn đăng ký hiến máu thường xuyên như 2 tháng một lần, bạn sẽ có 6 lần kiểm tra sức khỏe trong một năm.
- Tình cảm
Khi cho máu bạn đã có niềm vui khi biết rằng không chỉ mình được cải thiện cuộc sống mà có khả năng cứu người khác.
- Lợi ích khác
Nhiều nghiên cứu cho thấy những ai thường xuyên hiến máu giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và ung thư gan, phổi, ruột, dạ dày và cổ họng.
Vậy hiến máu có hại gì?
Nếu như hiến máu có một cái hại gì đó cho bản thân bạn thì Cơ quan tiếp nhận máu - vì chức năng bảo về sức khoẻ cho bản thân bạn - sẽ không đồng ý lấy máu của bạn, dù bạn thiết tha yêu cầu. Các quy định rất chặt chẽ để sao cho không gây hại gì cho người hiến máu.