1. Để thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng mmột trong các cặp QHT : Không những….mà…; Chẳng những… mà….; Không chỉ….mà….
Ví dụ:
- Không những là học sinh giỏi của trường mà Lan còn là cô bé hiếu thảo và tốt bụng.
- Chẳng những ngây thơ mà bé Hà còn là cô công chúa tinh nghịch.
- Không chỉ có 1 cách mà còn nhiều cách khác nhau.
2.
càng...càng
mới..đã
chưa...đã
vừa...đã
bao nhiêu...bấy nhiêu
Ví dụ: Mưa càng to gió càng thổi mạnh
Hà chăm chỉ bao nhiêu thì Ngọc lại lười đến bấy nhiêu.
* Các vế trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ(QHT ) hoặc một cặp quan hệ từ.
* Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng :
– Một QHT : vì, bởi vì, nên, cho nên,…
– Hoặc một cặp QHT: Vì….nên…; Bởi vì….cho nên…..; Tạivì…
.chonên….; Do….nên…; Do….mà…..; Nhờ….mà….
* Để thể hiện quan hệ điêù kiện – kết quả, giả thiết – kết quả giữa 2 vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
– Một QHT : Nếu, hễ, giá, thì,…
– Hoặc một cặp QHT : Nếu…. thì…; Nếu như… thì….; Hễ….thì….;
Hễ mà…..thì…..; Giá….thì….
* Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng :
– Một QHT : Tuy, dù, mặc dù, nhưng,…
– Hoặc mộtcặp QHT : Tuy….nhưng….; Mặc dù…..nhưng…..
* Để thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng mmột trong các cặp QHT : Không những….mà…; Chẳng những… mà….; Không chỉ….mà….