Hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

TN

1, Để giải thích lí do vì sao không học bài cũ với mục đích để các bạn trong lớp thông cảm , 1 học sinh đã trình bày như sau :

'' Tối qua mẹ mình bị ốm . Bố đi công tác xa . Mình là con lớn tong nhà nên phải thay mẹ làm mọi việc như : nấu cơm , dỗ cho cu Miu ăn đến mua thuốc , kiếm lá về xông cho mẹ . Cu Miu thì có quấy khóc mãi , dỗ thế nào cũng không chịu nín . Mình d cho em ngủ được thì đã khuya , suốt đêm mình lại thức canh chừng cho mẹ , sợ mẹ sốt cao quá ''

Theo em , cách trình bày ấy đã đạt yêu cầu chưa ? Vì sao ? Có thể sửa lại như thế nào ?

2, Cho đề văn sau , em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : '' Đường đi tối , nói dối hay cùng ''

a, Lập dàn ý cho đề văn trên

b, Viết phần mở bài và kết bài cho đê văn trên

TP
11 tháng 8 2019 lúc 20:20

1)Theo em, cách trình bày ấy chưa đạt yêu cầu .Vì :
+ Các nội dung không liên kết chặt chẽ với nhau
+ Câu văn không được liền mạch
Có thể sửa lại như thế nào?
+ Tối qua, mẹ mình bị ốm mà Bố đi công tác xa. Mình là con lớn trong nhà nên phải thay mẹ làm tất cả mọi việc. Từ nấu cớm, giỗ cho cu Miu ăn đến mua thuốc, kiếm lá về nấu nước sâm cho mẹ. Khổ nỗi Cu Miu thì quấy, cứ khóc mãi, giỗ thế nào cũng không chịu nín còn lăn quay ra ăn vạ. Khi mình ru cho em ngủ được thì đã quá khuya. Thế là suốt đêm, mình lại thức canh trừng cho mẹ, sợ mẹ sốt cao quá."

Bình luận (0)
H24
11 tháng 8 2019 lúc 21:15

Câu 1 :

Theo em, cách trình bày ấy chưa đạt yêu cầu .Vì :
+ Các nội dung không liên kết chặt chẽ với nhau
+ Câu văn không được liền mạch
Sửa lại : Tối qua, mẹ mình bị ốm mà Bố đi công tác xa. Mình là con lớn trong nhà nên phải thay mẹ làm tất cả mọi việc. Từ nấu cớm, giỗ cho cu Miu ăn đến mua thuốc, kiếm lá về nấu nước sâm cho mẹ. Khổ nỗi Cu Miu thì quấy, cứ khóc mãi, giỗ thế nào cũng không chịu nín còn lăn quay ra ăn vạ. Khi mình ru cho em ngủ được thì đã quá khuya. Thế là suốt đêm, mình lại thức canh trừng cho mẹ, sợ mẹ sốt cao quá."

Bình luận (0)
H24
11 tháng 8 2019 lúc 21:16

Câu 2 :

Gợi ý : Đường đi không tới, nói dối không thông. hay Đường đi không tới, nói dối khôn cùng. Thí dụ mình chưa đến một nơi nào đó mà mình tuyên bố mình đến rồi, khi bị cật vấn trả lời không được. Thí dụ nữa. Quyển sách chưa đọc mà bảo là đọc rồi, khi hỏi nội dung là tịt. (Nói Dối Khôn Cùng nghĩa là dùng cái Nói Dối sau để che đậy cái nói dối trước thành ra một chuỗi nói dối)

Bình luận (0)
MN
11 tháng 8 2019 lúc 23:37

Tham khảo:

- “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào): “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” [Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng]. Nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy, bộc lộ bản chất xấu; Không nên nói dối”.

- “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Đường ĐI [?] hay TỐI [?]; nói dối hay cùng”. Câu này được nhà ngữ học này chú thích: “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm”, đồng thời hướng dẫn xem giải thích dị bản: “Đường TẮT hay RỐI; nói dối hay cùng: Đường tắt là thứ lối đi rất hay làm rối trí những ai chưa thạo; nói dối là lối hành xử dễ đẩy kẻ nói dối tới bước đường cùng (một khi bị hỏi dồn)”.

- “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan) ghi nhận: “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng”.

Như vậy, trong 3 dị bản thì dị bản đầu tiên “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hình thức đúng của câu tục ngữ là: “Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng”, chứ không phải “đường ĐI hay tối” hoặc “đường tắt hay RỐI”.

Về nghĩa đen: “đường tắt” là con đường gần nhưng quanh co, nhỏ hẹp, có khi cuối cùng là đường cụt nên dễ dẫn đến chỗ bế tắc, trở ngại, không tìm thấy lối ra (“tối”). Ngược lại với con đường “tắt”, đường “tối”, là con đường “sáng”, đường “quang” rộng rãi (đường thẳng, đường chính). Riêng Nguyễn Đức Dương đưa ra nghi ngờ “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm” là đúng. Tuy nhiên, ông đề xuất thay “hay tối” bằng “hay rối”, theo chúng tôi không cần thiết vì “hay tối” là đúng. “Tối” trong câu tục ngữ được hiểu là không thấy đường đi nữa, tức lâm vào đường cùng (trong khi “rối trí” đâu có nghĩa là lâm vào bước đường cùng, không có lối thoát?). Trái nghĩa với đường “tối” là đường “sáng”. Ví như có câu: “Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm”.

Cho nên, theo chúng tôi, nghĩa bóng câu tục ngữ là: đi đường không nên lựa chọn con đường tắt mà cứ con đường thẳng, đường cái, đường sáng, đàng hoàng mà đi, sẽ không bao giờ hết lối hoặc gặp phải đường cụt (hiểu rộng hơn là không nên nóng vội, lựa chọn cách làm tắt, dễ dẫn đến bế tắc, dở dang, có khi còn lâu hơn cách làm theo lối thông thường); cũng như thẳng thắn, trung thực, thì sẽ không bao giờ lâm vào thế cùng, bế tắc.

Theo đó, tục ngữ Hán cũng có câu: “Đạo nhi bất kính - 道而不徑 - Đường đi, chớ nên theo lối tắt≫; “Tiệp kính quẫn bộ - 捷徑窘步 - Đường tắt có lúc sẽ khiến bước chân trở nên lúng túng” (“kính” 徑, có nghĩa là “đường tắt”, “lối tắt”); Tục ngữ Tày: “Chiếu rải không ngay ngắn không ngồi; đường khuất nẻo vắng vẻ không đi” (Vủc bố chính bố nẳng, tàng lẳc lặm bố pây); “Đi tối lạc đường; nói dối hay cùng” (Pây đăm lạc tàng phuối viàng hay chủn) (theo “Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày”; Triều Ân - Hoàng Quyết - NXB Văn hóa dân tộc, 1996). Ở đây, “đường tắt”, “khuất nẻo vắng”, hay “đi tối” đều không phải cách đi, “đường đi”, đường lớn mà mọi người vẫn qua lại hằng ngày. Nếu “đường đi” nói chung mà “hay tối” thì biết lựa chọn con đường nào khác nữa?

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NK
Xem chi tiết
KP
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết