Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày

TH

1) Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo , dự đoán xem ở dạ dày diễn ra những hoạt động tiêu hóa nào ?

2) Sự đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột nhờ hoạt động của cơ quan , bộ phận nào?

3) loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào?

MB
3 tháng 12 2017 lúc 20:21

1) - Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

+ Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gổm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

+ Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

- Dạ dày:

+ Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

2)Nhờ hoạt động nuốt, các cơ vùng hầu họng, lưỡi

3)

Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị.
Loại thức ăn gluxit tiếp tục được tiêu hoá một phần nhỏ nhờ enzim amilaza. Loại thức ăn lipit không được tiêu hoá vì chưa có enzim tiêu hoá lipit
Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phá huỷ là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày và phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl
- Thức ăn được xuống ruột nhờ hoạt động co của các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng môn vị.
- Thức ăn glucid tiếp tục được tiêu hóa một phần nhỏ ở giai đoạn đầu khi dịch vị chưa được trộn đều với thức ăn.
- Lipid không được tiêu hóa trong dạ dày vì không có enzim tiêu hóa lipid.
- Thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày từ 3 - 6 tiếng tùy loại.

Bình luận (1)
DH
27 tháng 11 2018 lúc 23:45

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày:

Biến đổi lí học:

- Sự tiết dịch vị và sự co bóp của dạ dày ở thành ruột do tuyến vị và các lớp cơ dạ dày có tác dụng: hòa loãng thức ăn, đảo trộn thức ăn cho thấm dịch vị và đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non.

Biến đổi hóa học:

- Hoạt động của enzim pepsin: phân cách protein chuỗi dài thành chuỗi ngắn, gluxit và tinh bột bị biến đổi một phần.

Với một khẩu phần ăn đầy đủ sau tiêu hóa ở dạ dày thì những chất tiếp tục tiêu hóa ở ruột non: lipid, protein, gluxit ( tinh bột và đường đôi)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
18
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết