Văn bản ngữ văn 9

HN

1) Cảm nhận về nhân vật bé Thutrong " Chiếc lược ngà " của Nguyễn Quang Sáng qua đoạn trích: " Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con...từ từ tuột xuống."

2) Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong đoạn trích: " Vì đường xa chúng tôi...con bé thật đáo để".

KY
4 tháng 6 2019 lúc 19:06

1, Tưởng chừng như tình cảm cha con không thể nối kết được nhưng khi Thu được nghe bà ngoại giải thích nguyên nhân vết sẹo trên má ông Sáu thì bé Thu hoàn toàn thay đổi thái độ, từ xa lánh nó lại khao khát được gần gũi, từ hờn giận nó chuyển sang yêu kính, tự hào. Trước lúc ông Sáu đi xa, tình cảm thiêng liêng giữa con với cha bỗng cháy bùng lên. Vết sẹo trên mặt ba nó là vết tích chiến tranh bị Tây bắn, vết thương chắc làm ba nó đau đớn lắm, thái độ lạnh lùng, xa cách của nó trong mấy ngày nay chắc làm ba nó đau lòng lắm. Nó đã gây ra vết sẹo trong trái tim của người cha. Cho nên trong buổi chia tay, nó đứng lặng lẽ ở góc nhà hướng về người cha với vẻ mặt “sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của bé trông rất dễ thương”, ấy chắc là có biết bao xúc động, ý nghĩ, tình cảm. Khi ông Sáu khoát ba lô lên đường, nói lời từ biệt, tiếng kêu ba của bé Thu vang lên chất chứa sự hối lỗi “Ba… a… a… ba !”, tiếng kêu xé lòng, “xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” cùng cử chỉ nhảy thót lên, ôm chặt lấy cổ ba, “hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má của ba nó nữa”. Đó là biểu hiện tình yêu ruột thịt nồng nàn của đứa con đối với cha, bé Thu muốn chuộc lại lỗi lầm và muốn thỏa tình cảm nhớ thương sau tám năm xa cách. Và khi nghe ông Sáu hứa hẹn “Ba đi rồi ba về với con” thì cô bé lại hét lên “Không !”, hai tay nó xiết chặt lấy cổ ba nó, rồi nó dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Những dòng chữ trong câu chuyện đến đây chắn đã làm xốn xang trái tim bao bạn đọc. Mọi người lặng đi, con tim thổn thức, dường như nước mắt không thể doảng ra được mà chỉ có thể chảy ngược vào tim. Thương cho bé Thu trong cảnh ngộ éo le, tình yêu thương cha của bé Thu dường như đã xóa đi vết sẹo trong trái tim của người cha, để lại niềm vui trong hành trang người chiến sĩ khi ông Sáu lên đường. Tình cảm cha con thật thiêng liêng, vượt lên sự hủy diệt của chiến tranh.

2,

Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, Thu là một cô bé trẻ con, bướng bỉnh và đáo để đến nỗi làm anh Sáu đau lòng vì thái độ khước từ tình thương ba dành cho em. Phút đầu tiên hai ba con gặp mặt, trái ngược với nỗi mong nhớ, sự sốt ruột và suy nghĩ của anh Sáu, bé Thu vụt chạy đi, nét mặt đầy sợ hãi kêu "má, má" để lại anh Sáu đứng một mình "nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy". Trong ba ngày anh Sáu ở nhà, anh không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiêu thốn trong 8 năm qua cho nó nhưng bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng không chịu gọi anh một tiếng "ba" dù chỉ một lần. Nhà văn đã xây dựng một loạt các chi tiết để miêu tả tâm lí, thái độ rất trẻ con, cố chấp của bé Thu. Khi má bắt kêu ba vô ăn cơm, doạ đánh để cô bé gọi ba một tiếng, Thu vẫn chỉ nói trống không "vô ăn cơm! cơm chín rồi", "con kêu rồi mà người ta không nghe". Hai tiếng "người ta" mà Thu thốt lên làm anh Sáu đau lòng đến mức "không khóc được, chỉ khe khẽ lắc đầu cười". Thậm chí, ngay cả khi bị má đặt vào một hoàn cảnh khó khăn để buộc Thu gọi anh Sáu một tiếng ba là chắt nước nồi cơm to đang sôi, Thu cũng lại nói trống không "cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái".

Sự im lặng của anh Sáu và cả sự gợi ý của bác Ba đều không thể làm cô bé gọi tiếng "ba" đơn sơ, giản dị. Tiếng gọi mà mỗi đứa trẻ đều ghi nhớ và bập bẹ lần đầu tiên trong cuộc đời mình. Đỉnh điểm của sự kiên quyết chối từ tình yêu thương của anh Sáu trong bé Thu là chi tiết cái trứng cá trong bữa cơm gia đình. Bằng lòng thương con của người cha, anh Sáu gắp cái trứng cá ngon nhất vào chén cơm của Thu nhưng con bé bất thần hất nó ta khỏi chén cơm. Nỗi đau khổ trong ba ngày nén chịu trào lên, anh Sáu đánh con, Thu không khóc, lầm lì bỏ trứng cá lại vào chén cơm và bỏ sang nhà bà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây xuòng cho thật to. Những chi tiết bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí trẻ em. Trẻ con vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp, nhất là khi chúng có sự hiểu lầm, chúng kiên quyết chối từ tình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu. Người đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho anh Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ thương. Sự ương ngạnh của Thu không hoàn toàn đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế éo le, khắc nghiệt của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Chính thái độ ngang ngạnh , quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho ba. Đơn giản Thu không nhận ra cha là vì người tự nhận là ba kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong bức ảnh. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là ngờ vực. Không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
BD
Xem chi tiết
QT
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
19
Xem chi tiết