Bài 9. Nguyên phân

YT

1. Bộ NST ở ruồi giấm 2n=8 . Một tế bào của ruồi giấm đang tiến hành quá trình nguyên phân.
a, Nêu những diễn biến cơ bản của NST ở kì đầu, kì giữa, kì sai, kì cuối của quá trình nguyên phân.
b, Tính số lượng NST đơn, số tâm động, số crômatit trong tế bào khi tế bào ở kì giữa của nguyên phân


2. Trong 1 tế bào sinh dục chín của 1 loài sinh vật, xét 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb, tế bào đó đang thực hiện quá trình giảm phân và không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo. Hãy viết kí hiệu của các NST đó khi ở kì đầu của giảm phân 1 và trong các tế bào con tạo ra khi kết thúc giảm phân 1? Giải thích?

3. a, Thế nào là thể đồng hợp, dị hợp? Trong sản xuất, vì sao không dùng cơ thể lai F1 để làm giống?

b, Ở ruồi giấm, gen V quy định cánh dài, gen v quy định cánh ngắn. Hãy biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình cỉa bố mẹ cho các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: con F1 xuất hiện duy nhất 1 kiểu gen

- TH2: con F1 có 4 tổ hợp

DT
27 tháng 8 2020 lúc 9:19

1)

a)

Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

-Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.

-Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

-Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.

-Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

b)



Kì trung gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Số NST đơn

0

0

0

4n=16

2n=8

Sô NST kép

2n=8

2n=8

2n=8

0

0

Số crômatit

4n=16

4n=16

4n=16

0

0

Số tâm động

2n=8

2n=8

2n=8

4n=16

2n=8

Bình luận (0)
DT
27 tháng 8 2020 lúc 9:37

3.

a)

- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau như: AA – thể đồng hợp trội, aa – thể đồng hợp lặn.

- Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau như Aa.

b)

TH1: F1 xuất hiện 1 kiểu gen:

+) PL1: Bố mẹ đều có kiểu hình cánh dài (VV)

Sơ đồ lai:

P: VV(cánh dài) x VV(Cánh dài)

G(P): V V

F1: VV(100%) -Cánh dài(100%)

+) PL2: Bố mẹ đều có kiểu hình cánh ngắn (vv)

P: vv (cánh ngắn) x vv (cánh ngắn)

G(P): v v

F1: vv(100%)- Cánh ngắn (100%)

+) PL3 : Bố có cánh ngắn (vv) lai vs mẹ có cánh dài (VV) (Hoặc ngược lại)

P: VV (Cánh dài) x vv (cánh ngắn)

G(P): V___________v

F1: Vv(100%)- Cánh dài(100%)

TH2: F1 xuất hiện 4 tổ hợp

4=2.2

=> Mỗi cơ thể P có kiểu gen dị hợp.

=> P: Vv(cánh dài) x Vv (Cánh dài)

Sơ đồ lai:

P: Vv(cánh dài) x Vv (Cánh dài)

G(P) V,v__________V,v

F1: 1VV:Vv:1vv (3 dài:1 ngắn)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
2S
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
SP
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết