Sinh học 9

TN

1) Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, MenĐen đã rút ra được những kết luận gì trong phép lai một cặp tính trạng?

2) Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp?

3) Phát biểu nội dung quy luật phân ly và phân ly độc lập. Nêu những điểm khác nhau giữa hai quy luật này.

KH
7 tháng 6 2017 lúc 21:35

1.

Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai MenĐen đã rút ra được 2 kết luận trong phép lai một cặp tính trạng:

- Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.

- Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

2.

- Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a). Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai. Quyết định kiểu hình ở đời con lai là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội.

- Nếu đời con lai đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp:

AA x aa → Aa

- Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử:

Aa x aa → Aa : aa

3.

* Nội dung quy luật

- Quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng P.

- Quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

* Khác nhau:

Quy luật phân ly Quy luật phân ly độc lập

- Phản ánh sự di truyền của một cặp TT

- F1 dị hợp một cặp gen tạo ra 2 loại giao tử

- Phản ánh sự di truyền của hai cặp TT

- F1 dị hợp một cặp gen tạo ra 4 loại giao tử

- F2 có 4 tổ hợp, 3 kiểu gen, 2 loại kiểu hình với tỷ lệ 3:1

- F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp.

- F2 có 16 tổ hợp, 9 kiểu gen, 4 loại kiểu hình với tỷ lệ 9:3:3:1

- F2 xuất hiện biến dị tổ hợp.

P/s: Pham Thi Linh, xem lại câu 2 với câu 3 của em được ko cô??? em ko chắc 2 câu này đâu cô ơi.

Bình luận (2)
BT
8 tháng 6 2017 lúc 21:05

2.

- Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a). Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai. Quyết định kiểu hình ở đời con lai là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội.

- Nếu đời con lai đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp:

AA x aa → Aa

- Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử:

Aa x aa → Aa : aa

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
YN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết