Đề kiểm tra học kì II - Địa lí lớp 6

TB

1. a) Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?

b) Tại sao không khí không nón nhất vào lúc 12 h mà lại nón nhất vào lúc 13 h?

c) Người ta tính n.độ trung bình tháng và trung bình năm ntn?

2. a) Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp?

b) Nguyên nhân nào đã sinh ra gió? Mô tả sự phân bố các đai khi áp trên Trái Đất và các loại gió: Tín Phong, gió Tây Ôn Đới.

3. a)Nhiệt độ có ảnh hưởng tới khả năng chứa hơi nước của không khí ntn?

b) Trong điều kiện nào hơi nước trongkhông khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa,...

4. Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

ND
6 tháng 5 2018 lúc 17:30

Câu hỏi:

1. a) Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?

b) Tại sao không khí không nón nhất vào lúc 12 h mà lại nón nhất vào lúc 13 h?

Trả lời:

a, Ở LỤC ĐỊA THÌ CHIẾM ĐA PHẦN ĐẤT, Ở ĐẠI DƯƠNG CHIẾM ĐA PHÂN LÀ NƯỚC, ĐẤT VÀ NƯỚC CÓ ĐỘ TẢN NHIỆT KHÁC NHAU, ở đại dương có nhiều nước, hơi nước nhiều hơn trên lục địa.... => khí hậu khác nhau.

b, Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí". Do đó không khí mới nóng lên. Vì vậy, khi xem biểu đồ chúng ta thường thấy nhiệt độ nóng nhất trong ngày vào lúc 13 giờ.

Câu hỏi:

a, Khí áp là gì? Tại sao có khí áp?

b, Nguyên nhân nào đã sinh ra gió? Mô tả sự phân bố các đai khi áp trên Trái Đất và các loại gió: Tín Phong, gió Tây Ôn Đới.

Trả lời:

a, Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.

b, Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.

Câu hỏi:

3. a)Nhiệt độ có ảnh hưởng tới khả năng chứa hơi nước của không khí ntn?

b) Trong điều kiện nào hơi nước trongkhông khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa,... Trả lời: a, Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều. Tuy vậy sức chứa chỉ có hạn. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì không khí đã bão hoà hơi nước.

Ví dụ:

- Nhiệt độ 0°c lượng hơi nước tối đa trong không khí là 2g/m3.

- Nhiệt độ 30°c lượng hơi nước tối đa trong không khí là 30g/m3.

b, Hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa trong điều kiện không khí đã bão hoà mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước, hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hoặc do tiếp xúc với một khối khí lạnh hơn thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành hạt nước, sinh ra mây, mưa
Câu hỏi:

4. Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

Trả lời:

Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm từ 1001-2000mm.



Bình luận (0)
NT
6 tháng 5 2018 lúc 18:03

Câu 1.

a) Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do:Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.

b) Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí". Do đó không khí mới nóng lên. Vì vậy, khi xem biểu đồ chúng ta thường thấy nhiệt độ nóng nhất trong ngày vào lúc 13 giờ.

Câu 2:

a) Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ.
Tùy theo tình trạng của ko khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp.

b) Nguyên nhân sinh ra gió: Chính là sự dịch chuyển của không khí từ nơi áp cao xuống áp thấp do: Nơi áp cáo thường nhiệt độ thấp, không khí đặc hơn nên di chuyển về những nơi áp thâp, nhiệt độ cao, không khí loãng.

Câu 3:

a) Nhiệt độ có ảnh hưởng tới khả năng chứa hơi nước của không khí:

+ Nhiệt độ càng cao, lượng hơi nước tối đa chứa trong không khí càng cao.

+ Nhiệt độ càng thấp, lượng hơi nước tối đa chứa trong không khí càng thấp.

b) Trong điều kiện hơi nước trong không khí bốc lên cao, gặp khí lạnh.

Câu 4:

Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình là: từ 100mm đến trên 2000mm.

nh như hơi dài thì phải!!!! ngaingung

Bình luận (0)
ND
6 tháng 5 2018 lúc 19:51

ak, cho mk sorry nha ở câu 2 mk có bị thiếu mk trả lời câu bị thiếu nha!

Câu hỏi:

Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới.

Trả lời:

a) Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:

- Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).

- Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi toà ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống các lớp không khí ở khu vực các vĩ tuyến 30 - 35°B và N)

- Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).

- Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

b) - Gió Tín phong (gió Mậu dịch): là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30°B và N về phía Xích đạo. Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến với áp thấp xích đạo.

- Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi quanh năm từ vĩ tuyến 30 - 35°B và N (nơi có áp cao) về khoảng các vĩ tuyến 60 (nơi có áp thấp).

Do sự tự quay của Trái Đất, các gió Tín phong và gió Tây không thổi theo phương kinh tuyến mà bị lệnh về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.



Bình luận (0)
NT
6 tháng 5 2018 lúc 18:07

Câu 2:

b) Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên TĐ và các loại gió: Tín Phong và gió Tây ôn đới?

- Khí áp trên trái đất được phân bố thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đi về 2 cực Bắc và Nam. - Gió Tín phong: là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. - Gió Tây ôn đới: Là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp ở khoảng 66 độ Bắc và 60 độ Nam.

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
PK
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
LK
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
SB
Xem chi tiết