1) 1.Khi đưa 52.8 g dung dịch KNO3 bão hòa ở 210C lên 800C phải thêm bao nhiêu gam KNO3 nữa để có dung dịch bão hòa. Biết SKNO3(210C)=32g và SKNO3(800C)=170g
2.Tính nồng độ % của dung dịch bão hòa KNO3 ở 800C ?
2) 1. Oxi hòa tan hoàn toàn một phi kim A bằng khí oxi thấy khối lượng sản phẩm B tăng 100% so với ban đầu. Xác định A ? Biết rằng 1 lít khí B ở đktc có khối lượng 20/7g
2. Khử hoàn toàn 16g một oxit kim loại X cần 6.72 lít khí hidro ở đktc. Hòa tan hoàn toàn lượng kim loại X sinh ra thì cần 400ml dung dịch HCL 1M. Xác định oxit của kim loại X?Biết hóa trị của kim loại biến thiên từ 1-3
3)Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất X hai nguyên tố trong khí oxi thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng mCO2:mH2O=77:18. Cho bay hơi hoàn toàn 5,12g X thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1.69g khí nito cùng đk. Xác định CTHH của X ?
bài 1 :
a) Ta có :
m(thêm) = \(\dfrac{\left(S2-S1\right).m1}{100+S1}=\dfrac{\left(170-32\right).52,8}{100+32}=55,2\left(g\right)\)
Vậy cần phải thêm 55,2 gam KNO3 nữa để có dung dịch bão hòa
b) Ở 21 độ C
132 g dd bão hòa thì có 32g KNO3 tan trong 100g H2o
52,8g dd bão hòa thì có x g KNO3 tan trong y g H2o
=> x = \(\dfrac{32}{100+32}.52,8=12,8\left(g\right)\)
C%ddKNO3(800C) = \(\dfrac{12,8+55,2}{52,8+55,2}.100\approx63\%\)
Bài 1 :
Ta có :
m(thêm) = \(\dfrac{\left(S2-S1\right).m1}{100+S1}=\dfrac{\left(170-32\right).52,8}{100+32}=55,2\left(g\right)\)
Vậy phải thêm 55,2g KNO3 nữa để có dung dịch bão hòa.
Bài 2 :
2)
Đặt CTTQ của oxit X là X2Om
PTHH :
X2Om + H2 -^t0-> 2X + mH2O
0,3/m mol...............0,6/m mol
2X + 2mHCl - > 2XClm + mH2
Ta có : nX2Om = \(\dfrac{16}{2X+16m}=\dfrac{0,3}{m}=>X=\dfrac{11,2m}{0,6}\)
Biện luận
m =1 => X = 18,67 ( loại )
m = 2 => X = 37,33(loại)
m=3 = > X = 56 (nhận )
=> CTHH của oxit kim loại X là Fe2O3