Em tách nhỏ ra mỗi câu hỏi đăng 1 lần hỏi cho 1 bài nhé!
1/ Nguyên nhân:
+ Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Hán.
+Thi Sách bị giết.
Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.
=> Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
2/
Tiểu sử của bà Triệu:
Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (8 tháng 11 năm 226) tại miền núi Quan Yên (hay Quân Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên.
Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn.
Diễn biến:
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu. Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân. Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
3/
Diễn biến:
Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:
+ Lần thứ nhất: tháng 4 - 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
=> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
Nhận xét: Nhờ tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc và tinh thần dân tộc đã giúp khởi nghĩa Lý Bí thành công, mở ra thời kì nước Vạn Xuân độc lập.
4/
* Giai đoạn Lý Nam Đế lãnh đạo:
- Tháng 5 - 545, vua Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống xâm lược Vạn Xuân.
- Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), rồi lại rút về thành Gia Ninh (Việt Trì, Phú Thọ), sau đó là Hồ Điển Triệt (Vĩnh Phúc).
- Trần Bá Tiên cho quân đánh úp hồ Điển Triệt, quân ta tan vỡ. Năm 548, Lý Nam Đế mất.
* Giai đoạn Triệu Quang Phục lãnh đạo:
- Triệu Quang Phục chọn vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) làm căn cứ và thực hiện đánh du kích để chống quân xâm lược.
- Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Nghĩa quân đã chớp thời cơ, phản công, đánh tan quân Lương.
=> Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
5/
-Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ. Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô. Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.
=> Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ (713 - 722).
- Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp.
=> Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.
6/
Tóm tắt:
-Nổ ra ở Đường Lâm nhanh chóng bao vây, tấn công Tống Bình. Phùng Hưng mất, con trai Phùng An lên thay. Năm 791, Nhà Đường đem quân sang đàn áp.
=> Khởi nghĩa kết thúc.