Thực hành đọc hiểu: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

- Cảm xúc xuyên suốt bài thơ là cảm xúc, tình cảm của người cháu với bà và ổ trứng hồng.

- Cảm xúc đó được khơi gợi từ tiếng gà trưa trên đường mà người cháu đang hành quân xa nhà.

- Người xưng cháu trong bài thơ chính là tác giả Xuân Quỳnh đang trên đường hành quân, nghe được tiếng gà trưa và nhớ về người bà yêu quý.

Trả lời bởi Thanh An
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

- Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần trong bài thơ.

- “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh: ổ rơm, trứng hồng, gà mái mơ, gà mái vàng, hình ảnh bà soi trứng và kỉ niệm: bà bán trứng và mua cho quần áo mới: quần chéo go ống rộng, cái áo trúc bâu.

- Em ấn tượng nhất với hình ảnh con gà mái mơ/ khắp mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng/ lông óng như màu nắng bởi vì đó là hình ảnh đẹp, gần gũi với em, và gợi cho em về tuổi thơ vui chơi bên bạn bè quanh xóm nhỏ.

Trả lời bởi Thanh An
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Cách gieo vần: phần lớn là vần cách

- Ngắt nhịp: 3/2 hoặc 2/3, có dòng thơ ngắt nhịp 1/4.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

- Những dòng thơ có cấu trúc giống nhau: Vì +…..

+ Vì lòng yêu Tổ Quốc

+ Vì xóm làng thân thuộc

+ Vì bà

+ Vì tiếng gà cục tác

Trả lời bởi Thanh An
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

- Những hình ảnh và kỉ niệm được gợi lại từ tiếng gà trưa:

+ Hình ảnh: ổ rơm, trứng hồng, gà mái mơ, gà mái vàng, hình ảnh bà soi trứng

+ Kỉ niệm: bà bán trứng và mua cho quần áo mới: quần chéo go ống rộng, cái áo trúc bâu.

⇒ Thể hiện sự trong sáng hồn nhiên của một đứa trẻ, cũng như tình cảm yêu quý, trân trọng của người cháu với bà.

Trả lời bởi Thanh An
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

- Các dòng thơ không phải năm chữ: dòng “Tiếng gà trưa” ở đầu mỗi khổ 2, 3 và 5.

- Trong mỗi khổ, số dòng dài ngắn khác nhau. Chẳng hạn khổ 1 có 7 dòng, khổ 2 có 6 dòng, khổ 3 lại có 4 dòng

Trả lời bởi Thanh An
ND
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

- Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội.

- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. Xuân Quỳnh lớn lên trong vòng tay của bà nội.

- Một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.

- Chủ đề chính: thường hướng nhiều về nội tâm như: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình,… Thơ ca của bà có tính hướng nội, thiên nhiều về tâm trạng cá nhân nhưng không quá rời xa với đời sống. Những câu thơ của Xuân Quỳnh giàu tình cảm và sự tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau những tình cảm ấy là là những tư tưởng có tính khái quát, triết lý. 

- Chủ đề: thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng có tứ, dùng tứ để bộc lộ chủ đề. 

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984); Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)…

- Năm 2011, được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh

Trả lời bởi HT.Phong (9A5)
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

Mẹ là người cho em tình thương yêu vô hạn nhưng bà cũng cho em những tình yêu thương, tình bà cháu kính yêu tôn trọng. Ở trong nhà em hợp nhất với bà chính vì thế mà em có chuyện gì cũng kể với bà chứ không phải là mẹ. bà cho em một tuổi thơ êm đềm nhưng cũng đầy dữ dội. Cái dữ dội ấy không phải là khổ sở hay đau đớn mà là nghịch ngợm trên những cánh đồng quê hương.

   Bà luôn cho em những tình yêu thương nhất, ngày còn bé cho đến tận bây giờ em không thể nào quên những kỉ niệm về bà. Từ khi em còn là một đứa đi học mẫu giáo bà đã sắm cho em đôi quần chíp để mặc. Vì mẹ em bận làm cho nên không quan tâm đến những vấn đề đó lắm. Tóc bà cũng cắt cho em, có thể nói tuổi thơ gắn liền với những kỉ niệm về bà. bà làm thay hết những công việc của mẹ em lo cho chúng em từ cái ghim kẹp tóc trở đi.

   Nhớ những lần sáng sớm ra đòi bà mua quà những chiếc bánh rán năm trăm đồng ba chiếc. Khi ấy đồng tiền nó mới có giá trị làm sao. Quần áo bà mua cho em, mái tóc bà cắt cho em nốt. Bà em như một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp nhưng chỉ có một kiểu tóc duy nhất đó là tóc tiếng. Lũ trẻ con quê chúng em từ những đứa sạch cho đến những đứa bẩn đều có chấy. Chính vì thế mà bà phải cắt tóc ngắn cho chấy đỡ đẻ nhiều. Nhớ những buổi trưa ngồi trên bậu cửa bà bới tóc bắt từng con chấy cho vào răng cắn đến cậc một cái. Tuổi thơ em giữ dội là thế.

   Mấy bà cháu sau những bữa em thường nằm quây quần bên nhau nghe bà kể chuyện ngày xưa. Bà lại trêu chúng em “Cấm cười cấm nói cấm gọi cấm thưa, cấm cửa nhà vua, ba phèo chín đấm”. Khi ấy đứa nào mà nhúc nhích là bà sẽ cù ki cho cười sặc mới thôi. Thằng em trai em sợ khủng long bà cứ dọa nó mỗi khi nó hư. Có lần gần sáng nhưng em vẫn xuống bô của bà ở cuối giường để tiểu. Ấy thế mà lúc ấy bà trêu thằng em rằng khủng long kìa. Em vội chạy lên làm đứt cả màn của bà.

   Không những thế bà còn là một người khá nghiêm khắc nữa. Những lúc có khách mà chúng em đùa nhau nhộn quá bà thường phạt góc chúng em. Bà yêu thương chúng em như thế nhưng cũng rất nghiêm để dạy cho những em điều hay lẽ phải.

   Đến bây giờ em vẫn không thể nào quên những kỉ niệm ấy. Bà của em bây giờ đã già rồi, mắt đã mờ, chân tay đã chậm và trí nhớ cũng không còn được minh mẫn như trước nữa nhưng những câu chuyện cổ tích vẫn theo bà, theo chúng em cho đến tận bây giờ.

Trả lời bởi Thanh An
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

 Các từ diễn tả cảm xúc của người cháu: “mang bao nhiêu hạnh phúc”, “vì lòng yêu Tổ Quốc”, “vì xóm làng”, “vì bà”, “vì tiếng gà”.

Trả lời bởi Thanh An