Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩ diễn tả nội tâm của các yếu tố đó.
Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩ diễn tả nội tâm của các yếu tố đó.
Theo anh(chị) những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ?
Người chinh phụ cô đơn đến tuyệt đối. Nỗi cô đơn thấm đẫm trong nhiều hình ảnh thơ.
Nàng dạo hiên thì hiên vắng, một mình âm thầm gieo từng bước. Chinh phụ hết đứng (dạo hiên) lại ngồi. Mong hình bóng người mà chẳng thấy thước (chim khách) mách tin. Nàng cô đơn trong không gian và thời gian: lẻ loi khi ở trong nhà, một mình lúc dạo gót ngoài hiên; ban ngày nàng cô đơn ban đêm nàng một mình một bóng. Chỉ có ngọn đèn duy nhất có thể làm bạn nhưng lại là vật vô tri vô giác, không thể giúp nàng vơi đi nỗi cô đơn, trái lại càng khơi sâu thêm sự lẻ loi, đơn chiếc: Hoa đèn kia với bóng người khu thương. Cô đơn đến mức buồn rầu nhưng không thể nào giải tỏa được nỗi niềm nên càng cô đơn hơn Buồn rầu nói chẳng nên lời. Nỗi cô đơn đằng đẵng trong thời gian.
Khắc giờ đằng đẵng như niên.
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những dấu hiệu trên liên tục xuất hiện trong nhiều dòng thơ nối tiếp nhau có tạc dũng tô đậm nỗi niềm cô đơn của người chinh phụ. Không ai cô đơn như nàng! Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của nhà thơ thật tài tình!
Trả lời bởi Nhật LinhHãy cho biết vì sao người chinh phụ đau khổ?
Qua diễn biến tâm trạng của người chinh phụ, ta thấy nàng đau khổ vi phải sống trong cảnh chồng biền biệt nơi chiến trận, không có tin tức, không rõ ngày về. Cả đoạn trích là một thế giới nội tâm đầy khổ đau của nàng. Nàng đau khổ vì cô đơn, vì tha thiết mong muốn được sống trong tình yêu lứa đôi.
Người chinh phụ đau khổ vì cô đơn trong sự mong ngóng tin chồng mà vẫn bặt vô âm tín (xem phần trả lời ở câu 1 và câu 2).
Nàng khổ đau khiến nét mặt đượm một nỗi buồn, đôi mắt đẫm lệ. Sự đau khổ đã kết đọng thành nỗi buồn rầu, mối sầu não:
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Nàng đau khổ đến chán chường, lòng dạ tâm trí lan man Hương gượng đốt hồn đà mê mải cô đơn, nàng càng khát khao hạnh phúc lứa đôi. Nàng gượng gảy đàn sắt cầm nhưng dây chùng hay đứt là báo điềm gở. Nghĩa là nàng lo sợ cho tính mạng người chồng ngoài chiến trường xa. Sự lo lắng, sợ hãi cũng chính là nỗi đau khổ của chinh phụ.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến nỗi đau khổ của người chinh phụ chính là cuộc chiến tranh, vì nó mà vợ chồng nàng phải xa nhau, người chồng có thể bỏ thây nơi chiến địa. Chiến tranh phong kiến phi nghĩa làm cho bao gia đình tan nát, bao hạnh phúc tiêu tan. Bi kịch của người chinh phụ có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa một cách mạnh mẽ và sâu sắc.
Trả lời bởi Nhật LinhXác định những câu thơ là lời của người chinh phụ và cho biết giá trị biểu hiện của nó.
Lời nói của người chinh phụ được thể hiện qua những câu thơ sau:
- Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
- Lòng này gửi gió đông có tiện
... Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Việc đưa những lời trực tiếp đó làm cho lời văn trở nên sinh động hơn và góp phần làm nổi bật bi kịch tinh thần của người chinh phụ.
Trả lời bởi Nhật LinhĐọc diễn cảm đoạn trích (nếu ngâm được càng tốt). Hãy nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát (có so sánh với các thể thơ mà anh (chị ) biết).
Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ truyền thống của dân tộc ta. Bản thân cách cấu tạo câu thơ và vần luật của nó cũng đã tạo nên một thứ nhạc điệu lên bổng xuống trầm một cách linh hoạt, có khả năng diễn tả tài tình những cung bậc khác nhau của tâm trạng con người, Phan Huy Thực cũng đã dịch Tì bà hành của Bạch Cư Dị sang thể thơ này. Nguyễn Du dùng thể thơ này để khóc cho “thập loại chúng sinh” trong Vận chiêu hổn...
Chinh phụ ngâm là khúc ngâm dài (diễn tả mọi cung bậc của nỗi buồn triền miên ở người chinh phụ. Nguyên tác của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán, theo thể đoản trường cú (câu ngắn, câu dài xen nhau). Người dịch giả tài hoa Đoàn Thị Điểm - với một nỗi cảm thông kì lạ với nỗi lòng người chinh phụ đã dịch tác phẩm của Đặng Trần Côn sang bản chữ Nôm với thể thơ song thất lục bát vô cùng đắc địa. Có thể nói, chính nội dung tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình và sự đồng cảm cao độ của người nghệ sĩ đã bắt gập thể thơ song thất lục bát như một định mệnh để rồi tất cả tiếng lòng sầu thương ai oán của người chinh phụ đã được tấu lên với giọng cao thấp, bổng trầm mà khó có thể thơ nào có thể diễn tả được như thế.
Nếu khúc ngâm được viết bằng thể thơ khác thì chắc chắn hiệu quả biểu đạt sẽ không bằng thể song thất lục bát. Gần hơn cả với thể thơ này là thể thơ lục bátể Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ này vì đó là một tiểu thuyết bằng thơ. Chinh phụ ngâm là một khúc ngâm có tính “độc diễn” tâm trạng. Nếu sử dụng thể thơ lục bát sẽ không tránh khỏi giọng đểu đều bằng phẳng. Thể song thất lục bát đã khắc phục được điều đó.
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngoài nhạc điệu vốn có của thể thơ song thất lục bát, giọng sầu thương bi thiết còn được tạo nên bởi cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả nỗi buồn, tình cảnh lẻ loi; các từ láy cùng với biện pháp điệp từ ngữ, lối đối cũnơ góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên giọng điệu sầu bi ấy.
Trả lời bởi Nhật LinhHãy vận dụng các biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoạn trích để viết một đoạn văn (hoặc thơ) ngắn miêu tả một nỗi buồn hay niềm vui của anh (chị).
Niềm vui khi nghe tin thi đậu vào trường THPT:
Tôi sung sướng hết đứng lại ngồi. Tôi chạy lại tủ sách, nhìn và thầm cảm ơn các cuốn sách đã giúp tôi thành công. Tôi chạy vội ra sân để ngắm nhìn một chân trời mới đang rộng mở đối với tôi. Tôi chạy vội sang nhà Nam báo cho bạn biết. Tôi sang nhà dì Hoa để khoe và lấy phần thưởng dì đã hứa cho tôi trước ngày thi. Tôi không thể nào ngồi yên được một chỗ...
Trả lời bởi Nhật Linh
Trong đoạn trích, tác giả dùng một số yếu tố ngoại cảnh là ngọn đèn, tiếng gà gáy và cây hòe. Các yếu tố ngoại cảnh được đưa ra không phải để miêu tả hay kể lại sự việc gì mà nhằm thể hiện tâm trạng của người chinh phụ trong hoàn cảnh một mình một bóng.
+ Hình ảnh ngọn đèn.
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đền kia với bóng người khá thương!
Vò võ suổt năm canh trường trong ngóng đợi, khát khao, chinh phụ muốn có bạn để giải tỏa nỗi niềm. Người bạn duy nhất là ngọn đèn nhưng lại là vật vô tri vô giác. Nỗi niềm bi thiết chẳng biết san sẻ cùng ai:
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Và trớ trêu thay, ngọn đèn kia càng khơi sâu thêm nỗi niềm cô đơn của nàng:
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
Tác giả tả đèn là để tả sự cô đơn của con người. Biện pháp này khá phổ biến trong văn học trung đại. Có thể tìm thấy khá nhiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Một mình nàng ngọn đèn khuya,
Áo dầm giọt lệ tóc se mái đầu.
(trước khi Kiều trao duyên cho Vân).
- Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
(Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Người vào chung gối loan phòng,
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài.
(Kiều sau khi bị Hoạn Thư hành hạ cùng Thúc Sinh)
+ Tiếng gà gáy
Gà eo óc gáy sương năm trống
Âm thanh tiếng gà gáy được miêu tả: eo óc chứng tỏ không gian im lìm, vắng vẻ. Đây là nghệ thuật dùng cái động để thể hiện cái tĩnh. Tiếng gà gáy chỉ làm tăng thêm ấn tượng tịch mịch, im ắng.
+ Cây hòe.
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Hình tượng hòe phất phơ và rủ bóng bốn bên gợi cảm giác về sự thưa thớt, hoang vắng, tô dậm thêm nỗi cô đơn của người chinh phụ. Cô đơn đến đáng sợ.
Trả lời bởi Nhật Linh