Dựa vào các Hình 6.5, 6.6 và 6.7, em hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử hydrogen và oxygen là bao nhiêu? Khi đó, lớp electron ngoài cùng của nguyên tử hydrogen và nguyên tử oxygen sẽ giống với khí hiếm nào?
Dựa vào các Hình 6.5, 6.6 và 6.7, em hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử hydrogen và oxygen là bao nhiêu? Khi đó, lớp electron ngoài cùng của nguyên tử hydrogen và nguyên tử oxygen sẽ giống với khí hiếm nào?
Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen và oxygen
- Quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen:
+ Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
+ Khi hai nguyên tử H liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp chung 1 electron để tạo ra đôi electron dùng chung.
+ Hạt nhân của hai nguyên tử H cùng hút đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử hydrogen.
- Quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử oxygen:
+ Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 2 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
+ Khi hai nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp 2 electron để tạo ra hai cặp electron dùng chung.
+ Hạt nhân của hai nguyên tử O cùng hút các cặp electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử oxygen.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtQuan sát Hình 6.8, em hãy cho biết số electron dùng chung của nguyên tử H và nguyên tử O. Trong phân tử nước, số electron ở lớp ngoài cùng của O và H là bao nhiêu và giống với khí hiếm nào?
- Số electron dùng chung của nguyên tử H và O là 4
- Trong phân tử nước:
+ Nguyên tử O có 8 electron lớp ngoài cùng => Giống khí hiếm Ne
+ Nguyên tử H có 2 electron lớp ngoài cùng => Giống khí hiếm He
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtEm hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước.
Khi tạo thành phân tử nước, nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy, giữa nguyên tử O và nguyên tử H có 1 đôi electron dùng chung. Hạt nhân nguyên tử O và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử nước.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtVẽ sơ đồ hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử sau:
- Xét phân tử khí chlorine
=> Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ar, khi hình thành phân tử chlorine, hai nguyên tử Cl đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung
- Xét phân tử khí amonia
- Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng
- Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng
=> Nguyên tử H cần thêm 1 electron và N cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
=> Khi 3 nguyên tử H và 1 nguyên tử N liên kết với nhau, mỗi nguyên tử H góp 1 electron và nguyên tử N góp ra 3 electron để tạo ra 3 đôi electron dùng chung
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtKhí methane là thành phần chính của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu. Khí này còn được tạo ra từ hầm biogas. Methane là nguồn nhiên liệu quan trọng trong đời sống và có nhiều ứng dụng trong công nghiệp. Em hãy vẽ sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử methane và liệt kê một số ứng dụng của nó thông qua tìm hiểu trên sách báo, internet…
tham khảo
Sự hình thành liên kết trong phân tử methane:
- Nguyên tử C có 6 electron, trong đó có 4 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 4 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
- Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
- Khi C kết hợp với H, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy giữa nguyên tử C và mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron dùng chung. Hạt nhân nguyên tử C và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử methane.
Trả lời bởi Mai Trung Hải PhongCho biết mỗi phân tử của chất trong Hình 6.9 được tạo bởi các ion nào? Ở điều kiện thường, các chất này ở thể gì?
a) Phân tử Sodium chloride (NaCl) được tạo thành bởi ion Na+ và Cl-. Ở điều kiện thường, sodium chloride ở thể rắn.
b) Phân tử calcium chloride (CaCl2) được tạo thành bởi ion Ca2+ và Cl-. Ở điều kiện thường, calcium chloride ở thể rắn.
c) Phân tử Magnesium oxide (MgO) được tạo thành bởi ion Mg2+ và O2-. Ở điều kiện thường, magnesium oxide ở thể rắn.
Quan sát và cho biết thể của các chất có trong Hình 6.10
a) Đường tinh luyện ở thể rắn.
b) Ethanol được sử dụng để sát khuẩn nên nó là thể lỏng.
c) Khí carbon dioxide là ở thể khí.
Nêu một số ví dụ về chất cộng hóa trị và cho biết thể của chúng ở điều kiện thường..
- Khí oxygen là chất cộng hóa trị, ở điều kiện thường oxygen ở thể khí.
- Nước là hợp chất cộng hóa trị, ở điều kiện thường nước ở thể lỏng
Trả lời bởi HT.Phong (9A5)Khói của núi lửa ngầm phun trào từ dưới biển có chứa một số chất như: hơi nước, sodium chloride, potassium chloride, carbon dioxide, sulfur dioxide.
a) Hãy cho biết chất nào là hợp chất ion, chất nào là hợp chất cộng hóa trị
b) Nguyên tử của nguyên tố nào trong các chất trên có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất
a) Hãy cho biết chất nào là hợp chất ion, chất nào là hợp chất cộng hóa trị
=>
- NaCl , KCl
- H2O , CO2 , SO2
b) Nguyên tử của nguyên tố nào trong các chất trên có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất
=> nguyên tử Cl có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất ( 7 electron )
Trả lời bởi animepham
- Xét phân tử hydrogen: mỗi nguyên tử hydrogen có 2 electron lớp ngoài cùng
=> Giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Helium
- Xét phân tử Oxygen: mỗi nguyên tử Oxygen có 8 electron ở lớp ngoài cùng
=> Giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Neon
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt