Bài 30. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

• Một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khỏe con người:

- Có chế độ dinh dưỡng cân đối (không ăn quá nhiều, không ăn quá ít), phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tính chất công việc.

- Sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Cần đảm bảo vệ sinh khi ăn uống (rửa tay sạch trước khi ăn).

- Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách.

- Bảo vệ môi trường sống, không sử dụng hóa chất độc hại,…

• Tác dụng của các biện pháp trên:

- Giúp cơ thể có đủ nguyên liệu để xây dựng tế bào, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể; có đủ năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

- Phòng tránh được các bệnh đường tiêu hóa như giun, sán, ngộ độc thực phẩm,…

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nói “Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau” vì: Cơ thể động vật là một thể thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan hay hệ cơ quan trong cơ thể đều liên quan mật thiết và phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo sự sống của cơ thể. Nếu tác động vào một cơ quan, hệ cơ quan thì các cơ quan, hệ cơ quan khác và toàn bộ cơ thể cũng bị ảnh hưởng.

- Ví dụ: Khi mang vác vật nặng, hệ vận động chịu tác động trực tiếp nhưng các hệ cơ quan khác cũng có sự phối hợp hoạt động như:

+ Tim đập nhanh (hệ tuần hoàn tăng nhịp tim để đưa oxygen và chất dinh dưỡng đến đáp ứng nhu cầu năng lượng cho các tế bào hoạt động).

+ Thở nhanh và sâu (hệ hô hấp tăng nhịp để cung cấp đủ oxygen và đào thải kịp thời carbon dioxide).

+ Da đỏ lên, toát mồ hôi (mạch máu dưới da dãn ra, toát mồ hôi để tỏa nhiệt).

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Nội dung có thể tuyên truyền để giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương:

- Không sử dụng hóa chất để bảo quản các loại thực phẩm.

- Ăn chín, uống sôi.

- Đảm bảo thực phẩm đã qua kiểm dịch.

- Giữ vệ sinh khi ăn uống và chế biến thực phẩm

- Sử dụng nước sạch trong ăn uống.

- Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

-…

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tên bệnh

Nguyên nhân

Tác hại

Biện pháp phòng tránh

Béo phì

Do chế độ ăn uống quá nhiều bột đường, chất béo; lười vận động; do béo phì;…

Dẫn đến một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, rối loạn cơ xương khớp, ung thư,…

Hạn chế lượng năng lượng dung nạp vào từ chất bột đường, chất béo; tăng khẩu phần trái cây và rau quả; tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên.

Giun sán

Do thiếu vệ sinh trong ăn uống; ăn đồ sống mang ấu trùng giun sán;…

Đau bụng, người gầy yếu, da xanh

Ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; hạn chế ăn thức ăn sống;…

Ngộ độc thực phẩm

Ăn phải thực phẩm ôi thiu, còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói,…

Không ăn thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;…

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

a) Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em: Cân nặng và nhu cầu nước tỉ lệ thuận với nhau, trọng lượng cơ thể càng lớn thì nhu cầu nước càng cao để đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường.

b) Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể:

Em 12 tuổi, nặng 40 kg, nhu cầu nước trong một ngày của em là:

1000 + 50 × 4 = 1200 (mL)

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt