Bài 13. Quy trình kĩ thuật nuôi hải sản

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Để nuôi thuỷ sản đạt hiệu quả cao cần:

- Làm sách, xử lí, quản lí môi trường sống của thuỷ sản.

- Kiểm tra chất lượng, nguồn gốc các loại thức ăn.

- Thực hiện đúng các quy trình kĩ thuật nuôi.

- Chú ý nhiệt độ, độ trong nước nuôi.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Vì thức ăn cho tôm cá thường là thức ăn công nghiệp, dạng viên hoặc bột. Thức ăn đó là một hỗn tạp gồm nhiều thành phần khác nhau, khi gặp nước sẽ bị hòa tan. Tôm cá sẽ dễ dàng lựa chọn những chất mà chúng mong muốn. Những chất còn dư thừa sẽ chìm xuống đáy. Việc cho tôm cá ăn ít và nhiều lần sẽ làm giảm những chất dư thừa còn lại trong nước từ đó tránh được việc ô nhiễm môi trường, đỡ tốn kém.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Vì kiểm tra thường xuyên sẽ phát hiện được kịp thời các yếu tố gây bệnh cho tôm cá để từ đó có những biện pháp phòng ngừa hoặc trị bệnh cho chúng. Môi trường nước nuôi tôm cá phải đảm bảo được sạch sẽ, không bị ô nhiễm, phù hợp với từng loại tôm cá nuôi. Nếu không thường xuyên kiểm tra sẽ khó thấy rõ những tác động nhỏ có thể gây hại tới quá trình nuôi tôm, cá

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Vì :

Để người ta chủ động hơn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm thủy sảnPhòng bệnh sẽ có chi phí ít hơn là chữa bệnhMột khi thủy sản đã bị nhiễm bệnh thì mầm bệnh dễ phát tác nhanh, ít nhiều cũng sẽ gây ra những tổn thất kinh tế cho người nuôi.  Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

(1) Phương pháp thu từng phần: 

Ưu điểm: Làm tăng năng suất cá nuôi lên 20%, cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.Nhược điểm: Các cá thể không cùng lứa tuổi nên khó chăm sóc, cải tạo, tu bổ ao. Tốn thời gian

(2) Phương pháp thu hoạch toàn bộ:

Ưu điểm: Sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn.Nhược điểm: Năng suât của tôm cá bị hạn chế, tốn nhiều giống. Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Quạt nước hỗ trợ nhiều trong quá trình thâm canh như tạo dòng chảy và cung cấp oxy liên tục cho ao nuôi, điều hoà và làm cân bằng các yếu tố môi trường trong ao. Từ đó  tăng cường hoạt động của tôm, giúp tôm tiêu hoá và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Lý do mà tôm lần 4 nhiễm bệnh, chết hàng loạt là do sau lượt thứ 3 nhà Minh chưa xử lí nguồn nước nên nước ở đây là nước bẩn, không còn sạch => Tôm dễ bị nhiễm bệnh => Lây lan => Chết hàng loạt.

- Đề xuất giải pháp: Thu số tôm còn lại lên, hút sạch nước, khử trùng, dọn dẹp sạch sẽ ao nuôi, sau đó bơm nước thả lại tôm và theo dõi kết quả.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Ở địa phương em mọi người nuôi tôm thẻ, thức ăn của nó là sinh vật phù du, rong rêu, viên cám thức ăn. Đây là thức ăn có nguồn gốc thiên nhiên và tổng hợp, khá ổn để sinh vật phát triển.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Em sẽ kết hợp trồng lúa và nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa vì như vậy em sẽ tiết kiệm được diện tích nuôi tôm từ việc sử dụng ruộng lúa sẵn có. Thêm nữa thì sẽ cung cấp được một phần thức ăn sẵn có cho tôm như : động thực vật thủy sinh có sãn trên ruộng lúa, cá tép cua, ốc hến... Như vậy em sẽ tiết kiệm được chi phí rất lớn

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hình a - lồng bè

Hình b- lưới nuôi trồng

Hình c- sông

Hình d - đầm

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt