Khối lượng m (g) của một thanh sắt có khối lượng riêng là 7,8 kg/dm3 tỉ lệ thuận với thể tích V (cm3) theo công thức m = 7,8V. Đại lượng m có phải là hàm số của đại lượng V không? Nếu có, tính m(10); m(20); m(40); m(50).
Khối lượng m (g) của một thanh sắt có khối lượng riêng là 7,8 kg/dm3 tỉ lệ thuận với thể tích V (cm3) theo công thức m = 7,8V. Đại lượng m có phải là hàm số của đại lượng V không? Nếu có, tính m(10); m(20); m(40); m(50).
Thời gian \(t\)(giờ) của một vật chuyển động đều trên quãng đường 20 km tỉ lệ nghịch với tốc độ \(v\) (km/h) của nó theo công thức \(t = \dfrac{{20}}{v}\). Tính và lập bảng các giá trị tương ứng của \(t\) với \(v\) lần lượt nhận các giá trị 10; 20; 40; 80.
\(v = 10 \Rightarrow t\left( {10} \right) = \dfrac{{20}}{{10}} = 2\);
\(v = 20 \Rightarrow t\left( {20} \right) = \dfrac{{20}}{{20}} = 1\);
\(v = 40 \Rightarrow t\left( {40} \right) = \dfrac{{20}}{{40}} = 0,5\);
\(v = 80 \Rightarrow t\left( {80} \right) = \dfrac{{20}}{{80}} = 0,25\).
Ta lập được bảng sau:
\(v\) | 10 | 20 | 40 | 80 |
t | 2 | 1 | 0,5 | 0,25 |
Đại lượng m là hàm số của đại lượng V vì với mỗi một giá trị của V ta luôn chỉ xác định được một giá trị của m.
Ta có, m = 7,8V
m(10) = 7,8.10 = 78;
m(20) = 7,8.20 = 156;
m(40) = 7,8.40 = 312;
m(50) = 7,8.50 = 390;
Trả lời bởi Hà Quang Minh