Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn?
Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn?
Điều gì đã khiến bạn đưa ra quyết định lựa chọn của mình khi ấy? Bạn thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn đó của bản thân?
- Điều khiến tôi đưa ra quyết định lựa chọn thường dựa vào những góp ý của bạn bè, người thân. Tôi từng cảm thấy may mắn, cũng từng thấy tiếc nuối trước những sự lựa chọn của mình.
Trả lời bởi Hà Quang MinhNhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?
- Nhân vật trữ tình là một người lữ hành. Người đó đang đứng trước lựa chọn giữa hai ngã rẽ trên đường.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTrong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?
- Lối rẽ bên này: đến tận nơi vệt đường khuất dạng sau bụi cây
- Lối rẽ bên kia: cỏ rậm trên mặt đường như thèm muốn người đi
Trả lời bởi Hà Quang MinhNhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?
- Nhân vật chọn lối mòn ít có ai đi.
Trả lời bởi Hà Quang Minh“Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ có thể xem là những ẩn dụ. Những ẩn dụ đó gợi cho bạn nghĩ đến điều gì?
- “Con đường” là ẩn dụ cho đường đời
“Lối rẽ” là ẩn dụ về những khúc ngoặt, những quyết định mà bất cứ ai trong chúng ta phải lựa chọ
Trả lời bởi Hà Quang MinhTheo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi?
Đặt nhan đề “con đường không chọn” nhằm làm rõ một tâm lý phổ biến ở con người: thường tiếc nuối về những gì mình không chọn, cảm thấy băn khoăn, con trở về lựa chọn của bản thân. Tâm lí “đứng núi này trông núi nọ” khiến người ta không dốc lòng vào con đường mình đã chọn mà không đủ can đảm để làm lại, bỏ sang con đường từng có thể chọn nhưng cuối cùng đã không chọn.
Trả lời bởi Hà Quang MinhHai lối rẽ trong rừng khác nhau hay giống nhau nhiều hơn? Phải chăng vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn một trong hai lối rẽ?
Hai lối rẽ trong rằng giống nhau nhiều hơn bởi cả hai lối đều vàng rực lá và đều có vệt mòn. Chính vì hai lối rẽ quá giống nhau nên nhân vật trữ tình băn khoăn, trăn trở không biết nên lựa chọn con đường nào. Người ta thường khó chọn giữa những thứ cùng cấp với nhau, cùng giá trị với nhau, khác với khi gặp những thứ đối lập nhau rõ ràng.
Trả lời bởi Hà Quang MinhNếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta có thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào được chăng? Vì sao?
Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta cũng không thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào. Bởi nêu không lựa chọn, anh ta sẽ mãi dừng chân tại chỗ, không bước tiếp. Cuộc đời con người cũng vậy, chúng ta luôn phải dám đối mặt với những lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn để tiếp túc bước đi trên hành trình của mình.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTrong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Theo bạn, anh ta có thật sự tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn?
Nhân vật trữ tình cuối cùng đã đưa ra lựa chọn “lối mòn ít có ai đi”. Nhân vật trữ tình không thật sự tin rằng lối rẽ đó tốt hơn bởi anh ta đã tưởng tượng đến viễn cảnh tương lai rằng: “Tôi sẽ kể chuyện này trong một tiếng thở dài”. “Tiếng thở dài” được nhân vật hình dung như ẩn chứa sự nuối tiếc, trăn trở về con đường mình đã chọn và con đường không chọn.
Trả lời bởi Hà Quang Minh
- Tôi từng cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn.
Trả lời bởi Hà Quang Minh