Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 27
Điểm GP 5
Điểm SP 29

Người theo dõi (7)

H24
TN
NL

Đang theo dõi (10)

DD
H24
H24
Anh
DH

Câu trả lời:

"Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Cụ - người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã mang lại vinh quang cho đất nước Việt Nam, người mà mọi người Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác sẽ mãi mãi ghi ơn !"
(Trích lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng)

Bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901), thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bà Hoàng Thị Loan sinh năm 1868, trong một gia đình Nho học, nhưng mọi người trong gia đình đều trực tiếp tham gia lao động. Cả hai gia đình Nội, Ngoại của Bà đều giàu lòng thương người, trọng nghĩa khí, có cách nhìn tân tiến trong cuộc sống, vượt ra ngoài sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến đương thời.

Bà Hoàng Thị Loan lớn lên đã được tiếp thu sự giáo dục tiến bộ của gia đình, lại được sống ở một vùng quê nổi tiếng về thuần phong mỹ tục với nền văn hóa truyền thống lâu đời. Đặc biệt đây là xứ sở của quê hương hát phường vải, một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian thú vị. Bà tích cực tham gia, thuộc nhiều làn điệu câu ví và sự thông hiểu đạt tới mức sâu sắc. Bà có dung nhan xinh đẹp, duyên dáng, tính tình thùy mị , nết na, luôn vui vẻ hòa nhã với mọi người, chăm chỉ làm công việc đồng áng và miệt mài canh cửi.

Cuối năm 1883, Bà kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc, một người mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bà đã chấp nhận cuộc sống vất vả, khó khăn về vật chất để chồng được dùi mài kinh sử, hun đúc tài năng. Bà đã sinh hạ được 4 người con, có một cuộc sống tình cảm vô cùng đẹp đẽ với chồng con. Nhờ có Bà động viên, khuyến khích, ông Nguyễn Sinh Sắc yên tâm dùi mài kinh sử và không phụ công Bà, ông đã đỗ đạt thành danh. Do hoàn cảnh gia đình quá chật vật, khó khăn và nhất là với tấm lòng cao đẹp của người mẹ không muốn con mình quá thiếu thốn, với quyết tâm của người vợ không muốn chồng mình phải ngừng học tập vì miếng cơm, manh áo, Bà đã lao động cật lực. Bằng lao động, bằng cả tấm lòng yêu chồng, thương con, Bà đã hy sinh tất cả vì chồng con và chính Bà đã vun đắp nên cuộc đời và sự nghiệp đẹp đẽ của họ. Nhưng cũng vì lao động quá sức, đời sống ngặt nghèo, thiếu thốn nên Bà đã lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 33, vào ngày 10 tháng 2 năm 1901 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý) tại Kinh đô Huế, để lại niềm thương tiếc vô hạn cho gia đình, người thân, bà con lối xóm. Thi hài của Bà được mai táng ở núi Tam Tầng bên dòng sông Hương tại Huế. Năm 1922, hài cốt của Bà được cô Thanh - con gái của Bà đưa về mai táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen - Kim Liên. Năm 1942, hài cốt của Bà lại được cậu Nguyễn Sinh Khiêm đưa lên cải táng tại ngọn núi Động Tranh Thấp trong dãy Đại Huệ. Năm 1984, để bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với người đã có công sinh thành và dưỡng dục Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ) và lực lượng vũ trang QK4 thay mặt cho đồng bào và chiến sỹ cả nước đã xây dựng khu mộ của Bà khang trang và đẹp đẽ.


Bà Hoàng Thị Loan đã có tác động tích cực đến các con bằng tính tình giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu nước. Là một người có biết ít nhiều chữ thánh hiền, Bà đã để rất nhiều tâm huyết truyền thụ cho các con những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên và xã hội. Tất cả những câu hỏi ngây thơ ngộ nghĩnh của các con đều được Bà giải thích cặn kẽ rõ ràng, dễ hiểu. Là một người mẹ cần cù, chăm chỉ, Bà đã biết dạy các con yêu lao động, biết làm những điều phù hợp với lứa tuổi của mình một cách say mê, sáng tạo. Nếp sống giản dị, thanh cao, yêu lao động đó được phản ánh rất rõ trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.
Bà Hoàng Thị Loan đã ảnh hưởng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng một nền văn hoá dân gian mang đậm bản sắc địa phương, truyền thống dân tộc, phản ánh trung thực những khát vọng ý chí và phẩm chất của tầng lớp lao động bình dân. Bà đã nêu một tấm gương sáng về nhân cách đạo đức cho các con học tập. Ở đâu Bà cũng thể hiện một lối sống trong sáng, có nghĩa có tình, được mọi người yêu mến và kính trọng. Bằng tấm lòng và sự mẫn cảm của người mẹ, Bà đã vun trồng, uốn nắn, dạy dỗ các con những bài học đầu tiên về cách sống, về đạo lý làm người ở đời. Vì vậy, ngay từ nhỏ những người con ngoan của Bà đã biết nói điều hay làm việc tốt, biết kính trọng người trên, biết sống chan hoà với mọi người và giàu lòng nhân ái.

Mộ Bà Hoàng Thị Loan

Ngôi mộ được khởi công xây dựng ngày 19/5/1984 và đến ngày 16/5/1985 đã làm lễ khánh thành. Xung quanh ngôi mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cương và đá cẩm thạch. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên của núi Đại Huệ. Phía trên ngôi mộ có mái che là dàn bê tông được cách điệu như hình chiếc khung cửi, một công cụ lao động gắn với cả cuộc đời của bà để dệt vải nuôi chồng con. Che mát dàn khung bê tông là 4 cụm hoa giấy. Trên nền sân thượng hình bán nguyệt trước mộ, có dựng tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của Bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen. Đường đi lên, xuống để khách tới thăm viếng ngôi mộ được xây dựng men theo sườn núi hai bên mộ, đứng xa trông như hai dải lụa đẹp, mỗi bên dài 500m. Trước mộ là vườn cây, hoa và gỗ quý. Trải dài hai bên khu mộ là rừng thông ngày đêm reo vi vút.

Hằng năm, vào ngày 22 tháng Chạp (ÂL), Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn) lại tổ chức lễ giỗ của Bà Hoàng Thị Loan- thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, buổi lễ diễn ra rất trang nghiêm, giản dị mà ấm cúng với sự tham gia đầy đủ của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn và toàn thể cán bộ công nhân viên chức Khu di tích, đội cảnh sát bảo vệ Khu di tích cùng khách thập phương về thăm quê hương Bác.

Câu trả lời:

Có thể không hay lắm, nhưng bạn hãy tham khảo nha:

Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.

Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.

Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.

Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.

Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.

Câu trả lời:

?

Câu trả lời:

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một hên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muôn nhân mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta hăng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh cm, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tinh cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

Câu trả lời:

Một truyền thống tốt đẹp của ngàn đời để lại đó là phẩm chất uống nước nhớ nguồn ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đạo lý đó đã thức tỉnh cho nhiều người về sự biết ơn và những đối đáp của họ với những con người đã có công ơn.

Câu nói này là câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý báu cho dân tộc ta, nó là một bài học dậy dỗ chúng ta cần biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta ăn và ở đây đối với những người đã trồng cây và tạo nên quả ngọt cho chúng ta chúng ta cần biết ơn và có những thái độ để bảo tồn và phát triển truyền thống đó của dân tộc, những người trồng cây đã cố gắng để tạo nên những cây tốt tươi và từ đó kết trái cho chúng ta hưởng thụ, truyền thống tốt đẹp đó đã tạo nên những điều rất tốt và mang những giá trị sâu sắc, những người cố gắng để tạo nên thành quả để cho chúng ta ăn thì chúng ta cần phát huy và tôn tạo nó một cách sinh động và hấp dẫn hơn.

Câu nói này nó không chỉ dừng lại ở vấn đề người trồng và người ăn quả ý nghĩa của nó sâu rộng hơn, qua đó nó vừa là động lực để cho con người ý thức và trách nhiệm được tấm lòng biết ơn thành kính của mình, những điều đó đã tác động lớn không chỉ đến với mỗi người mà đối với toàn thể dân tộc Việt Nam, những điều đó đã tạo nên cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ, khi cha mẹ sinh ra chúng ta đã có công lao sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta cần biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ, khi thầy cô dạy cho chúng ta những bài học hay có ích chúng ta cần biết ơn thầy cô vì những bài học đó, nó góp phần không chỉ tạo ra những lòng biết ơn đơn thuần mà điều đó đã thấm nhuần tư tưởng của mỗi chúng ta.

Những đạo lý đó không chỉ để lại cho chúng ta bài học quý giá mà nó còn là câu tực ngữ hay được lưu truyền rộng rãi và trở thành kim chỉ nan dậy dỗ và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những truyền thống ấy mang giá trị lớn sâu sắc, nó không chỉ làm cho con người, ngày càng ý thức được niềm tin và trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Ý nghĩa mà câu nói muốn để lại đó là lòng biết ơn sây sắc, truyền thống đó không chỉ diễn ra mới mà đó đã được đúc kết từ ngàn đời, đó là những điều kiện sống mới và chúng ta cần trùng tu và phát triển nó phù hợp với tình hình của xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển chúng ta ngày càng phải có những giá trị đó, đó là niềm tin và là một chuẩn mực của con người.

Những người đã có công rất lớn trong công cuộc phát triển và gây dựng đất nước như chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn được người đời biết ơn đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, mỗi chúng ta đều tự hào về truyền thống đó của dân tộc mình, những hình ảnh đó đã làm cho dân tộc của chúng ta thêm vẻ vang và có nhiều những đóng góp lớn lao đối với một dân tộc có nhiều truyền thống tốt đẹp, ngày nay Việt Nam ngày càng có nhiều những ngày để báo đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô, hay những người đã có công với đất nước, như ngày lễ vu lan đây là ngày lễ tưởng nhớ đến công ơn sinh thành của cha mẹ, ngày giỗ tổ Hùng Vương thì là ngày tưởng nhớ đến vị vua đã có ông xây dựng đất nước ta, chúng ta cần phải có những lòng biết ơn thành kính đối với dân tộc ta.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được truyền đời từ xa xưa đến nay, nó đang được bù đắp và ngày càng phát triển mạnh mẽ, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một truyền thống tốt của dân tộc, nó không chỉ tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người mà cũng làm nên những điều quan trọng và luôn nhằm giáo dục ý thức của con người, mỗi người đều cần phải học tập và phát huy truyền thống đó của dân tộc, hiện nay cũng có rất nhiều những tấm gương về lòng biết ơn, và họ đã có những việc làm to lớn để đền đáp lại những sự báo hiếu đối với cha mẹ, đối với một người con luôn có những thái độ biết ơn và thành kính đối với cha mẹ của mình, luôn nghe lời và chăm sóc cha mẹ chu đáo.

Đối với đất nước đã tạo nên những thành quả lớn khi chúng ta là thế hệ sau của đất nước, và chúng ta đã được hưởng những thành quả của sự tự dao và một cuộc sống ấm no do ông cha ta đã đổ xương máu ra để có được, chúng ta cần phải có sự tự hào về những điều đó những điều đó góp phần làm nên những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, mỗi người đều là những tấm gương sáng có thể đền đáp và báo hiếu công ơn của ông cha bằng những việc làm đền ơn đáp nghĩa, đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng nay đã được nhà nước trao tặng huân huy chương cao quý và nó góp phần quan trọng nên cho những lòng biết ơn của chúng ta.

Chúng ta cần phát huy và biết ơn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là một truyền thống tốt và chúng ta cần bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, mỗi chúng ta đều có thể học tập và phát huy truyền thống đó của dân tộc ta nó không chỉ là một truyền thống quý báu mà còn để lại cho chúng ta những điều thật ý nghĩa và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.