“ Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.”
1. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Tác giả viết bài Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì?
2. Suy nghĩ của em sau khi học xong bài Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn.
Câu 1: Hãy xác định nội dung đúng, sai bằng cách đánh dấu (x) vào cột tương ứng.
Nội dung |
Đúng |
sai |
1.Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương khác đã tìm về tụ hội ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi. |
|
|
2.Nguyễn Trãi(1380-1342) là con của Nguyễn Phi khanh, cả hai cha con đều đổ đại khoa và làm quan thời nhà Hồ. |
|
|
3.Hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa năm 1418 gồm 18 người trong bộ chỉ huy của cuộc khởi nghĩa. |
|
|
4.Những chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn khi tiến vào Nghệ An diễn ra theo trình tự: Hạ thành Trà Lân-> tập kích Đa Căng->chiếm Khả Lưu-> vây thành Nghệ An -> đánh Diễn Châu.
|
|
|
5. Sau kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, theo ý của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết Bình Ngô đại cáo để báo cáo với thiên hạ công cuộc Bình Ngô đã thắng lợi, đất nước từ nay đổi mới. |
|
|
Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!
Tìm ra từ ghép và từ láy trong đoạn văn này.
1. Viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng bày tỏ tình cảm biết ơn của học sinh đối với thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ. ‘Không chỉ... mà còn’, ‘để... nên’. 2.Viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng bày tỏ tình cảm biết ơn của học sinh đối với thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ. ‘Càng... càng’, ‘để... nên’. 3. Viết đoạn văn biểu cảm ngắn 5-7 dòng theo chủ đề mái trường mến yêu có sử dụng từ ghép, từ láy. Gạch chân vào những từ ngữ đó.