Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 31
Điểm GP 3
Điểm SP 35

Người theo dõi (70)

LT
KL
TN
NL

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

Mái trường! Một câu nói chỉ có hai từ thôi nhưng sao mà nghe thân thương, ấm áp đến thế. Đó là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người ngay từ khi bé, là môi trường sống đầu tiên và gắn bó thân thiết hơn cả đối với ta ngoài gia đình. Là khái niệm đầu tiên mà ta biết đến ngoài gia đình. Là nơi giúp ta viết nên những ký ức đầu tiên về cuộc sống. Và tất nhiên, trong tâm khảm của mỗi người thì hình ảnh ngôi trường hiện ra lại mang một dáng vẻ khác nhau. Ngôi trường ấy có thể to, có thể nhỏ, lộng lẫy hay đơn giản nhưng tôi chắc rằng nó đều rất đẹp và gần gũi với chúng ta. Chúng đều mang lại tâm hồn mỗi con người sự ấm áp, nhẹ nhàng, bâng khuâng, xao xuyến lại có đôi chút trang nghiêm, mỗi khi nhớ về. Trong tôi, hình ảnh mái trường luôn hiện lên là một nơi thật thanh cao,gần gũi, ấm áp, chan chứa tình người và ngập tràn trí tuệ. Ở đó, tôi không chỉ học được cách tư duy, sáng tạo, phát triển trí tuệ, mở mang tầm hiểu biết mà tôi còn học được thế nào là tình người, là lẽ sống – những điều giản đơn nhưng lại gắn liền với cuộc sống của tôi, giúp tôi chuẩn bị hành trang vào đời.

Giờ đây, tôi đã là học sinh năm hai của một trường THCS có danh tiếng trong tỉnh thế nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy mình thật nhỏ bé và mỗi khi bước vào cánh cổng của trường. Tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác ngày đầu tiên bước vào trường nộp hồ sơ tuyển sinh. Ngôi trường khi ấy trong mắt tôi thật to lớn, lộng lẫy và trang nghiêm. Ngôi trường đã là niềm mơ ước của tôi suốt bốn năm học cấp hai và đó cũng chính là động lực để tôi phấn đấu, để được là một người con của ngôi trường này. Khi ước mơ đã thành sự thật, tôi đã không khỏi vui sướng cùng với đó là bao dự định khi chính thức được vào trường. Tôi đi học buổi đầu tiên của năm lớp 10 với bao sự ngỡ ngàng và ấn tượng về ngôi trường. Khi đó, ngôi trường THCS trong mắt tôi sao mà rộng lớn, đẹp đẽ đến thế.

Bất cứ điều gì ở đấy cũng khơi gợi trong tôi sự tò mò và thích thú. Tôi nhớ khi ấy tôi đã cực kỳ ấn tượng với dòng chữ khẩu hiệu của trường: “ Hôm nay tôi tự hào về trường ngày mai trường tự hào về tôi” . Tôi nhớ, khi ấy tôi đã đã cảm thấy hạnh phúc và vui sướng biết bao khi đích thân được “ lội” vào khu khuân viên cỏ lau của trường – điều mà tôi chỉ được nghe kể ở trước đó. Rồi thì cái hòn non bộ với cây lộc vừng rủ hoa đỏ chót và cái bể cá ở phía dưới. Và những hàng hoa cây cảnh tuyệt đẹp. Theo đó là sự ngỡ ngàng trước những chiêu “độc” của ban quản lý nề nếp đối với đám học trò. Nhờ đó mà chúng tôi ngoan hơn, có ý thức hơn không chỉ trong học tập mà còn trong cả cuộc sống. Đó là những cảm xúc mà tôi chỉ có thể tìm thấy ở nơi này. Và còn nhiều, còn nhiều điều khác nữa ở đây mà một đứa học sinh năm nhất như tôi dã khám phá ra ….

Tất cả, tất cả chúng đã để lại trong tôi những hồi ức đẹp ban đầu khó có thể phai mờ. Và không chỉ có vậy, người ta nói cấp ba là quãng thời gian đáng nhớ nhất của cuộc đời học sinh quả không sai. Bởi vì ở nơi đây tôi đã cảm nhận được thật rõ nét những tình cảm thật nhẹ nhàng , thật gần gũi và thân thương biết bao nhiêu. Đó là tình thầy trò, tình bạn bè hay thậm chí còn là những tình cảm mà trước giờ tôi chưa hề biết đến. Nơi đây dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong tôi, trở thành một phần trong cuộc sống của tôi. Ở đây có nghĩa tình thầy trò ấm áp, có tình nghĩa bạn bè nồng thắm, cao cả. Đó là những giờ học hăng say của cả thầy và trò không quản nắng mưa. Đó là những phút trăn trở, lo lắng của thầy cô khi học trò không nghe lời. Đó là niềm vui rạng rỡ của các thầy cô khi học trò của mình đạt được thành tích cao. Là những giờ lên lớp căng thẳng nhưng cũng thật hài hước với trí tưởng tượng “siêu phàm” của lũ học sinh. Hay những giờ ra chơi đủ trò “ cười ra nước mắt” của đám “thứ ba”. Và cả những phút trót phạm lỗi bị cô phạt nhưng vẫn hớn hở như vừa lập công….Tuy giờ đã không còn là những cô cậu học sinh đầu cấp đầy bỡ ngỡ với một môi trường mới nhưng đối với tôi mái trường THPT Yên Lạc này vẫn còn thật nhiều điều thú vị và tôi lại ngày càng yêu quý nơi này hơn. Ở nơi đây tôi đã quen, đã yêu với tất cả mọi thứ, yêu nơi tôi ngồi học có khung cửa lộng gió, yêu đứa bạn thân dạy tôi học Toán, yêu đám bạn bè hùa nhau nghịch ngợm, yêu ánh mặt trời chiếu qua hành lang vào mỗi buổi sớm tinh mơ, yêu hàng cây xanh mướt rộn ràng tiếng ve mỗi khi hè về, yêu những cánh phượng hồng ép khô nơi trang vở, yêu tiếng thầy âm vang mỗi buổi lên lớp…Tình yêu của tôi dành cho mái trường này dường như đang lớn dần theo từng ngày.

Tôi yêu mọi thứ xảy ra ở nơi đây, yêu từ những điều nhỏ nhặt nhất. Bởi tất cả chúng đã làm nên những điều đặc trưng vừa “ riêng” lại vừa “chung” của trường. Là những cái “riêng”mà chỉ Yên Lạc mới có, là những cái “chung” mà ta có thể bắt gặp ở tất cả những ngôi trường trên dải đất Việt Nam này. Là những điều riêng mà mỗi đứa con của Yên Lạc khi ra trường lại bồi hồi, nhớ nhung, pha chút tự hào khi nhắc về.Giờ đây, khi vẫn đang là một đứa con của trường tôi sẽ nỗ lực hết mình để không phụ lòng các thầy cô, để xứng đáng với khẩu hiệu của trường “ hôm nay tôi tự hào về trường, ngày mai trường tự hào về tôi”. Và chỉ nay mai đây thôi, khi đã hoàn thành chương trình phổ thông, tôi sẽ ra trường, sẽ phải rời xa mái trường này và sẽ lại tập thích nghi với một môi trường mới, sẽ có những kỷ niệm mới thế nhưng tôi tin rằng cho dù có đến nơi đâu thì hình ảnh về mái trường THCS này luôn mãi chiếm một vị trí quan trọng trong tôi. Bởi nơi đây đã gắn liền với cuộc sống của tôi suốt ba năm đẹp nhất của đời người. Tôi sẽ nhớ mãi nơi đây, nhớ nơi ươm mầm những ước mơ với bao kỷ niệm buồn vui thời áo trắng – một thời để nhớ một thời đẻ thương và tự hào bởi những gì đặc trưng nhất mà chỉ Yên Lạc mới có. Tôi hy vọng những bài học học được ở nơi đây sẽ là hành trang vững chắc giúp tôi tự tin hơn khi bước vào đời.

Câu trả lời:

a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không?
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

Tick cho mik nhahaha

Câu trả lời:

Trong văn học trung đại Việt Nam, yêu nước là một đề tài lớn thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ chắp bút. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong quá trình đó dân tộc ta liên tiếp phải đối phó với những vó ngựa của kẻ xâm lược. Tuy nhiên, bằng sức mạnh của lòng đoàn kết, của tinh thần đấu tranh, lòng tự tôn dân tộc, thì nước ta đã vượt qua bao thăng trầm, khẳng định được nền độc lập như ngày nay. Cũng viết về tình yêu tha thiết đối với đất nước cùng sự tự hào đối với sức mạnh của dân tộc, Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ “Phò giá về kinh”. Đọc bài thơ ta sẽ cảm nhận được thấm thía, tình yêu cũng như sự tự hào to lớn này.

Bài thơ “Phò giá về kinh sư” được Trần Quang Khải sáng tác khi quân ta thu lại được kinh thành Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, lúc này tác giả đang nhận nhiệm vụ về Thiên Trường để bảo vệ, phò giá hai vị vua trở về kinh đô. Bài thơ này đã thể hiện được niềm tự hào to lớn về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cũng như sức mạnh chống xâm lược của toàn quân, đồng thời qua đó cũng thể hiện được niềm tin mãnh liệt vào vận mệnh vững bền của quốc gia, dân tộc.

“Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan”

Dịch:

(Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù)

Trong hai câu thơ đầu tiên, Trần Quang Khải đã gợi lại những chiến thắng hiển hách của dân tộc trong niềm tự hào. Đó chính là những chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử, tuy đây không phải những chiến thắng lớn nhất, lừng lẫy nhất của quân ta nhưng đây lại là những chiến thắng cuối cùng, quyết định sự thắng lợi của quân ta. Nhà thơ nhớ lại những giây phút hân hoan, đầy tự hào đó “Chương Dương cướp giáo giặc”, nhà thơ dùng những động từ chỉ hành động để nói về những chiến thắng của quân ta. Tuy nhiên, ta có thể thấy, ở phần phiên âm, nhà thơ dùng từ “đoạt” mang nhiều ý nghĩa hơn ở phần dịch thơ “cướp”. Vì về sắc thái, từ “cướp” chỉ hành động không chính nghĩa, dùng sức mạnh để chiếm đoạt, như vậy sẽ làm mất đi sự hào hùng vốn có của câu thơ.

Từ “đoạt” vừa thể hiện được sự thắng lợi của quân ta với giặc khi đoạt được vũ khí – thứ mà chúng dùng để gây chiến tranh, gây ra đau khổ cho dân ta, mà còn thể hiện được tư thế, thái độ của người chiến thắng, quân ta đứng trên thế chủ động, dùng chính nghĩa mà đoạt đi giấc mộng bạo tàn, phi nghĩa của quân giặc. Hiểu như thế ta không chỉ thấy tính chính nghĩa của hành động mà còn thể hiện được tư thế của một dân tộc anh hùng, chính nghĩa. Ở cửa Hàm Tử cũng ghi dấu một trận chiến oai hùng, một chiến thắng thật đáng tự hào, đó là khi ta giành được thắng lợi cuối cùng, cái gian ác đã bị diệt trừ, nền độc lập được bảo vệ “bắt quân thù”.

“Thái bình tu trí lực

Vạn cổ cựu giang san”

Dịch:

( Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu)

Nếu ở hai câu thơ đầu, Trần Quang Khải đã dẫn ra những chiến thắng để thể hiện lòng tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, thì ở hai câu thơ cuối này, nhà thơ lại hướng đến khẳng định sự vững bền của nền độc lập, của không khí thái bình cũng như tin tưởng tuyệt đối vào vận mệnh trường tồn của đất nước. “Thái bình nên gắng sức” , thái bình là không khí hòa bình, yên ả của đất nước sau khi đã giành được độc lập, đã đánh đuổi được lũ giặc ngoại xâm. Ở câu thơ này, tác giả thể hiện niềm tự hào song cũng là lời nhắc nhở đầy chân tình “nên gắng sức”. Bởi Việt Nam luôn là đối tượng xâm chiếm của những kẻ thù, tuy ta có sức mạnh có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giặc nhưng cũng không nên chủ quan, phải luôn gắng sức để duy trì không khí thái bình và đề cao sự cảnh giác đối với các thế lực bên ngoài. Nhà thơ còn thể hiện một niềm tin bất diệt đối với vận mệnh của đất nước, nhà thơ tin chắc rằng, khi toàn dân ta gắng sức cho nền độc lập, cho không khí thái bình ấy thì dân tộc ta sẽ không còn bị cản trở bởi bất cứ thế lực nào nữa, vận mệnh đất nước sẽ cứ vậy đi lên, cứ mãi vững bền “Non nước ấy nghìn thu”.

Như vậy, bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là một bài thơ đề cao sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống chính nghĩa ấy. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện được ý thức của bản thân nhà thơ đối với vận mệnh cũng như sự trường tồn của đất nước, không chỉ là ý thức cho mình, Trần Quang Khải còn đưa ra những lời khuyên chân thành đến với toàn thể nhân dân, những con người anh hùng của một dân tộc giàu truyền thống.

Câu trả lời:

Giữa cuộc sống tất bật hằng ngày, chắc ai cũng có một người bạn cùng đồng hành để xua tan những vất vả, lo lắng trong công việc, học hành. Những người bạn đó là ai? Đó là những con thú mà chúng ta vẫn nuôi. Đối với mỗi người, chúng có thể là những chú chim, hay những chú mèo. Còn đối với tôi thì chú chó “Bill” là một niềm vui lớn giúp tôi xua tan đi những mệt nhọc, lo toan sau một ngày học hành mệt mỏi.

Chú chó “Bill” được bác tôi cho từ khi tôi mới lên sáu tuổi. Nó trông rất to,bằng cái xe đạp của tôi. Nó khoác trên mình một màu nâu vàng rất dịu. Cái đầu của nó tròn tròn, lúc nò cũng lắc trông rất ngộ. Bill có đôi mắt tròn, màu nâu đậm. Chiếc mũi của Bill nhỏ nhỏ, xinh xinh lúc nào cũng ươn ướt. Những chiếc râu mép nhỏ, trắng như cước. Bill có những chiếc răng nanh nhỏ, trông rất sắt bén. Khi nó ngủ, lại nhe ra những chiếc răng trông rất dữ. Hai đôi tai của Bill lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Hai đôi chân của Bill hơi gầy có những chiếc móng đeo đi rất nhẹ nhàng. Bill có cái đuôi dài và xù lên giống như cây chổi lúc nào cũng phe phẩy, rất ngộ.

Tôi còn nhớ mãi vào mùa thu năm trước. Bill mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Ba mẹ tôi đã cố gắng chạy chữa nhưng bệnh tình của Bill vẫng không hề suy giảm. Bill ngày càng yếu dần. Thấy Bill như vậy, tôi khóc nhiều lắm. Có lúc, tôi còn xin ông tiên cho tôi được thế bệnh cho Bill mắc dù biết đó chỉ là một ước mơ, một ước mơ không bao giờ có thể thực hiện được. Rôi một bổi chiều đầy mưa, Bill không còn ở trên thế gian này nữa.. Tôi ôm lấy Bill và khóc oà lên…

Tôi không bao giờ có thể quên được chú chó Bill thân yêu này này. Bởi nó đã giúp cho gia đình tôi rất nhiều. Mỗi khi đi học về, vừa bước qua cánh cổng thì thứ mà tôi thấy đầu tiên chính là Bill. Nó quấn quít lấy chân tôi, đuôi ve vẩy mừng rỡ làm cho tôi quên hết những mệt nhọc. Khi màng đêm buông xuống, mọi người đều chìm trong giấc ngủ, thì nó lại thức giấc canh nhà. Nhiều lúc chỉ nghe được tiếng động nhỏ, nó lại sủa lên làm cho cả nhà thức giấc. Không những thế, trong đời sống chó còn là một món ăn đặc sản. Đáng ca ngợi nhất là đức tín trung thành của chúng. Có những chú chó mà dù chủ có ở đâu thì chúng cũng có mặt ở bên cạnh. Lúc chỉ có một mình. chúng còn có thể là người bạn ở bên cạnh để xua tan đi cái cảm giác cô đơn đó.

Gia đình tôi rất quý Bill. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có có Bill cùng chia sẻ. Bố tôi nói: nó nó không còn là một chú chó, mà nó như một thành viên thân thiết trong gia đình. Dù đã đi xa khỏi thế giới này mãi mãi, nhưng hình ảnh của Bill lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi sẽ nhớ mãi Bill và giữ gìn những kỉ niệm giữa tôi và chú chó thân yêu này.