Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 11
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

AT

Đang theo dõi (2)

MH

Chủ đề:

Hướng dẫn soạn bài Bài học đường đời đầu tiên

Câu hỏi:

Đọc đoạn văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

... Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nổi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nổi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

(Ngữ văn 6, Tập 2)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? Đoạn trích trên được kể theo lời của ai?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 100 chữ , trình bày suy nghĩ của em về cái chết thật tội nghiệp của Dế Choắt trong đó có sử dụng phép so sánh( gạch chân dưới câu văn có sử dụng so sánh).

Chủ đề:

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Câu hỏi:

Câu 4/ Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?

A. Đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa

B. Đó là câu chuyện dân gian liên quan đến các nhân vật lịch sử

C.Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo liên quan đến sự thật lịch sử

C. Đó là câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Câu 5. Chi tiết nào dưới đây không liên quan đến hiện thực lịch sử?

A. Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng.

B. Bây giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta

C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi

D. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng

Câu 6. Truyện Thánh Gióng không nhằm giải thích hiện tượng nào sau đây?

A. Tre đằng ngà có màu vàng óng C. Có nhiều ao, hồ để lại

B. Thánh Gióng bay về trời D. Có một làng được gọi là làng Cháy

Câu 7. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.

B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp giặc Ân xâm lược

C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc

D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước

Câu 8. Truyện Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?

A. Vũ khí hiện đại để giết giặc

B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước

C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng

D. Tình làng nghĩa xóm

Câu 9. Truyện Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc?

A. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước

B. Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước

C. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sang chống giặc ngoại xâm

D. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy

Câu 11. Tại sao tác giả dân gian lại để cho Gióng bay về trời khi chiến thắng:

A.Thể hiện sự vô tư, đức hi sinh và tính vị tha. Làm việc nghĩa không hề tính đến sự trả ơn của người nhận. Đ S

B. Gióng sinh ra để đánh giặc; giặc tan không còn gì làm, không còn lí do để ở lại. Đ S

C. Một hình thức thần thánh hóa nhân vật, con người mà nhân dân yêu quý, kính trọng. Đ S

Câu 12. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A.Thể hiện quan điểm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc. Đ S

B. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống xâm lược của nhân dân ta. Đ S

C. Bài học giữ nước cùng những kinh nghiệm chiến đấu quý giá. Đ S

D. Đề cao chiến thắng cuộc kháng chiến chống giặc Ân của dân tộc ta dưới thời đại Hùng Vương. Đ S

Câu 14. Trong các chi tiết sau, đâu là chi tiết không có yếu tố tưởng tượng kì ảo?

A. Bà lão đặt chân lên vết chân to và mang thai

B. Đứa bé vươn vai thành tráng sĩ

C. Bà con làng xóm góp gạo nuôi chú bé

D. Ngựa sắt hí vang phun lửa