Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 1
Điểm SP 15

Người theo dõi (5)

CL
LT
TD
YS

Đang theo dõi (5)

SN
FC
DK
YS

Câu trả lời:

bài tham khảo hông phải của mh nha hehe

Nhan đề của bài thơ là tên của một mòn ăn dân dã rất quen thuộc trong mâm cơm thường nhật của mọi gia đình Việt Nam, kể cả Nam, Trung, Bắc. Đó là món canh cá tràu. Cá tràu ở miền Bắc gọi là cá quả và miền nam gọi là cá lóc. Cá tràu là tiềng miền Trung, quê hương của tác giả. Để món canh này có được vị chua có nơi nấu với dấm, với chanh, với mẻ, với thơm, với lá me, trái me … và đặc biệt là với khế như trong bài thơ này nhà thơ đã biết : 

Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn, thêm một tí rau thơm

Đúng là canh cá tràu không chỉ ngon mà còn đẹp. Bởi lẽ đây là một món ăn với nhiều màu sắc hòa hợp. Ít nhất cũng là màu vàng của khế chín, màu xanh của rau thơm và màu trắng của khứa cá tràu. Không chỉ ngon miệng mà còn ngon mũi và mắt. 

Tô canh cá tràu chính là kết tinh bao công sức của mẹ. Khế trong vườn. Rau thơm cũng trong vườn. Mọi thứ trong vườn đều do mẹ nhiều công vun trồng chăm bón. Không những thế, tô canh còn là một công trình bếp núc của mẹ. 

Nếu chàng trai trong ca dao ngày xưa xa quê, nhớ nhà là “nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” những món ăn dân dã quen thuộc của quê nhà thì đây là món cá tràu cũng là duyên cớ gợi Chế Lan Viên nhớ về mẹ, nhớ về quê hương của mình. 

Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm

Nếu câu ba là một trầm tư sâu lắng thì câu 4 khép lại bài thơ là một nỗi buốt nhức lòng. Nói “ba mươi năm” là tính từ tháng 8 năm 1945, thời điểm nhà thơ rời nhà tham gia cách mạng, đến ngày thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 1975 ông mới trở lại nhà. Cụm từ thế đó thật cô động và hàm xúc, nêu bật lên được nỗi đau của nhà thơ : chỉ là một tô canh cá tràu nấu với khế vườn nhà giản dị thế thôi mà ông phải trải qua đến ba mươi năm chiến tranh dữ dội : máu, nước mắt đau thương, tang tóc, mất mát hy sinh, li biệt đến vô cùng … mới được một ngày nếm lại. Nhưng than ôi ! Giờ đây tô canh cá tràu nấu với rau khế vườn nhà tuy vẫn còn đó, nhưng mẹ thương yêu, người hay nấu canh cá tràu xưa, đã khuất bóng còn đâu ! 

Câu trả lời:

bài tham khảo

Mỗi con người đều có một nhật kí riêng cho đời mình, từ khi sinh ra cho đến khi hóa vào cát bụi. Có người may mắn nhưng cũng có người bất hạnh, may mắn hay bất hạnh đôi khi do bạn nghĩ. Bởi vì bạn không được chọn nơi bạn sinh ra nhưng được chọn cách mình sống như thế nào. Chính cách sống của bạn mới đem lại may mắn hay bất hạnh cho chính bạn. Nơi mình sinh ra không có nghĩa là nơi mình sẽ chết đi. Vì thế chúng ta hãy sống đẹp, sống đúng với chính mình.

Chúng ta ắt hẳn ai cũng có một gia đình, chính gia đình là nơi mình sinh ra. Có gia đình tràn đầy hạnh phúc, tiếng cười, nhưng cũng có gia đình lạnh giá, thậm chí cuộc sống như địa ngục. Có gia đình nghèo hèn suốt đời lam lũ, nhưng cũng có gia đình giàu sang, khi sinh ra bạn đã sống trong nhung lụa. Có gia đình bé nhỏ, thiếu tình thương, bạn sinh ra đã nhận thức được sự đói nghèo và bất hạnh. Dù cho trong gia đình nào thì nơi ấy cũng ảnh hưởng không ít đến bạn, có thể giúp bạn sống tốt hơn nhưng cũng có thể dìm chết bạn. Thế nhưng bạn có quyền chọn “ cách mình sẽ sống”, đó là cách bạn vượt lên hoàn cảnh, thích nghi với cuộc sống. Chính cách sống quy định con người bạn, làm thay đổi hoàn cảnh của bạn. Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống.

Mối người có một cảnh ngộ riêng, đó là điều không thể lựa chọn tùy ý, hay chê trách, hay bác bỏ. Nơi mình sinh ra dù là nông thôn nghèo hay đô thị phù hoa thì nơi ấy chỉ gắn bó với một phần đời của bạn. Bạn không có quyền lựa chọn bởi đơn giản bạn bất lực. Tất nhiên sinh ra trong một gia đình giàu sang, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi ra ra trong một gia đình nông dân nghèo. Khi lớn lên đôi khi mình sẽ ước rằng được sinh ra trong một gia đình khá giả hơn thế nhưng nào có được đâu. Bạn cần phải nhận ra điều đó và vứt bỏ những ham muốn viễn vong. Được sinh ra trong một gia đình nhà giáo ưu tú, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng may mắn tiếp nhận những kiến thức từ gia đình. Hay con của những nhà tài phiệt thì suốt cuộc đời của họ giàu sang, phú quý. Thế nhưng chúng ta đừng vội đố kị, đừng thèm muốn hay suýt xoa. Nếu giáo sư Ngô Bảo Châu không cố gắng, không học hỏi hết mình thì cũng như bao người khác, không bao giờ chạm tới giải thưởng field danh giá. Nếu như con của Bill Gate không làm việc quần quật mà phá gia chi tử như bao quý tử khác thì dù có giàu nức đố đổ vách đến cuối đời vẫn đói trơ xương. Điển hình như người được mệnh danh là công tử Bạc Liêu, cậu cả Huy của Bá Hệ Trạch, giàu đến khinh người thế nhưng chàng công tử này lại sống một đời xa xỉ, buông thả, tiêu tốn hơn tám ngàn tấn vàng để rồi cuối đời phải kiếm sống chật vật bằng nghề xe ôm. Chúng ta thấy đấy, dù sinh ra trong hoàn cảnh nào nhưng cách mình sẽ sống là tùy chúng ta chọn.

Nếu bạn chọn được cách sống tốt bạn sẽ thành công hơn mong đợi. Nếu sinh ra trong gia đình nghèo hèn, vùng quê lam lũ khiến bạn luôn nuôi ý chí thoát nghèo, thoát cảnh đói, thoát khỏi cuộc sống tối tăm thì sớm muộn gì một ngày không xa bạn sẽ chớp lấy cơ hội và trở nên giàu có. Chính cái nghèo đã thúc đẩy bạn trở nên giàu có vì thế không phải mình sinh ra nghèo hèn, bất lợi thì luôn đẩy bạn đến bên vực thẳm. Chính bạn sẽ thay đổi hoàn cảnh của chính mình. Công ty điện tử Sam Sung trước khi vững mạnh thì chỉ là một tiệm bán cá khô. Đấy, chính hoàn cảnh đã thúc đẩy họ lớn mạnh, chính hoàn cảnh đã thúc đẩy bao người vươn lên trong cuộc sống. Giá như bạn sống trong cảnh phú quý, xa hoa, thế nào bạn cũng có suy nghĩ cần gì phải lao động nữa, đó là suy nghĩ cực kì sai lầm. Nếu chọn cách sống ấy thế nào bạn cũng tán gia bại sản. Một số người, một số quốc gia giàu có, sắn sàng chi tiền cho những sự kiện xa xỉ để cuối cùng nợ ngập đầu, điển hình như Hy Lạp. Thế đấy chúng ta cần chọn cho mình cách sống phù hợp để lấy cảnh ngộ mình làm điểm bắt đầu và tiến lên.

Chúng ta cần vượt lên cảnh ngộ của mình, dù nghèo hèn hay giàu sang, chúng ta cần vứt bỏ suy nghĩ cố hữu về cảnh ngộ của gia đình mình. Cảnh ngộ ấy không ảnh hưởng nhiều đến chúng ta. Hãy bắt đầu và tiếp tục lập kế hoạch thoát khỏi cảnh ngộ, phải sống là chính mình. Bạn sống sao, bạn hưởng vậy, ai sống hay hưởng nhờ cho bạn. Hãy vượt lên nghịch cảnh, quẳng gánh lo đi và vui sống.

Chúng ta cần biết rằng: “ Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống”. Vì thế hãy sống cho chính bạn. Chính cách sống bạn chọn sẽ thay đổi cảnh ngộ của chính mình.