Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Phú Thọ , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


KL

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

ĐỌC CÁC VĂN BẢN SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:

a. “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái “
Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ
trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng
hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính
là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường
chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy,
Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày
khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu:
chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do
cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu
ngoại…. …
Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của
người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được
truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để
trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do
Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.”
Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài
và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người
Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng
ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền
vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và
thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ,
Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm
sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ
rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải
bắt đầu từ thế hệ trẻ.
Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của toàn bộ đoạn trích trên?
Câu 2: Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của
người Việt. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

b. Bóng nắng, bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt
râm.Mẹ bảo:

- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố. Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!
Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng vẫn râm… Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng
phải nhanh lên.
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. “Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên
kẻo nắng vỡ đầu ra.” Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của
việc sử dụng biện pháp đó?
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (3 - 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ
văn bản trên?

c. Một ly sữa
Có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Hôm
đó, cậu lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi mà bụng đang rất đói. Cậu quyết định
xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Cậu hốt hoảng khi thấy một cô bé dễ
thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu ta đành xin một ly nước nóng.
Cô bé nghĩ rằng cậu trông đang đói nên đem ra một ly sữa lớn.
Cậu uống từ từ, rồi hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu?”
Cô bé đáp: “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không
bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt.”
Cậu ta nói: “Vậy thì tôi cảm ơn bạn nhiều lắm!”
Khi Howard Kelly rời căn nhà đó, cậu ta không những cảm thấy trong người
khỏe khoắn, mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ.
Sau bao năm, cô gái đó bị ốm nghiêm trọng. Các bác sĩ trong vùng đều bất
lực và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa trị
căn bệnh hiểm nghèo này. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên gia. Khi
nghe tên nơi ở của bệnh nhân, một tia sáng lạ lóe lên trong mắt anh. Anh đứng
bật dậy và đi đến phòng cô gái.Anh nhận ra cô gái ngay lập tức.Anh quay trở lại
phòng chuyên gia và quyết tâm phải gắng hết sức để cứu được cô gái.Anh đã
quan tâm đặc biệt.Sau thời gian đấu tranh lâu dài, căn bệnh của cô gái đã qua

khỏi. Anh cầm tờ hóa đơn thanh toán viện phí, viết gì đó bên lề và cho chuyển
lên phòng cô gái.
Cô gái lo sợ không dám mở tờ hóa đơn viện phí ra, bởi vì cô chắc chắn rằng
đến suốt đời thì cô cũng khó mà thanh toán hết số tiền này. Cuối cùng cô can
đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hóa đơn: “Đã thanh toán đủ bằng
một ly sữa.”
Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly.
Mắt đẫm lệ, cô gái xúc động thốt lên: “Lạy Chúa, tình yêu thương bao la của
Người đã lan rộng trong trái tim và bàn tay con người.”

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao cậu bé Howard Kelly khi rời khỏi căn nhà “không
những cảm thấy trong người khỏe khoắn, mà còn thấy niềm tin vào con
người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ.”?
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về lời nói của cô bé: “…Mẹ dạy rằng chúng tôi
không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt.”
Câu 4. Nêu bài học mà anh/chị nhận được từ ý nghĩa của câu chuyện trên.

KL

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

Câu 1: Hãy xác định trạng ngữ trong các câu sau bằng cách gạch chân, cho biết
ý nghĩa của trạng ngữ vừa tìm được?
a. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân Việt Nam dựng nhà dựng
cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp…Tre với
người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ "văn minh","khai hóa"của
thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả
mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
b. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra
thành nhiều mảnh nhỏ.
c. Bằng chiếc đũa cả bà cụ lấy kẹo thật khéo.
d. Bình tĩnh, chị nhìn khắp mấy gian nhà.
e. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.
f. Gà mẹ từ trong chuồn kêu thất thanh, xòa cánh nhảy tót ra ngoài.
g. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ
không còn tê buốt căm căm nữa
Câu 2: Hãy tìm thêm các từ nhận diện cho từng loại trạng ngữ:
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn:
- Trạng ngữ chỉ thời gian:
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:
- Trạng ngữ chỉ mục đích:
- Trạng ngữ chỉ phương tiện:
- Trạng ngữ chỉ cách thức:
Câu 3: Hãy cho biết vị trí của trạng ngữ trong các câu sau và cho biết khi thay
đổi vị trí của trạng ngữ thì nội dung của câu thay đổi như thế nào? Theo em, với
từng phần, ta nên lựa chọn cách nào?
a. – Cách 1: Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.

- Cách 2: Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.
- Cách 3: Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.
b. – Cách 1: Ngạc nhiên, tôi nhìn bạn ấy.
- Cách 2: Tôi nhìn bạn ấy, ngạc nhiên.
c. – Cách 1: Ngày mùa ở quê tôi thật vui. Những ngày này, ai cũng vội vã,
khẩn trương làm việc.
- Cách 2: Ngày mùa ở quê tôi thật vui. Ai cũng vội vã, khẩn trương làm
việc, những ngày này.
d. – Cách 1: Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe
- Cách 2: Tôi, qua màng nước mắt, nhìn theo mẹ và em trèo lên xe
Câu 4: Cụm từ “mùa xuân” trong câu nào sau đây là thành phần trạng ngữ?
a. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
c. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vag lừng, mọi vật như
có sự thay đổi.
d. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa
xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.
Câu 5: Thêm trạng ngữ thích hợp cho các câu sau:
a. …………………….., mẹ đưa em tới trường.
b. Tô Hoài, ……………….., đã miêu tả rất sinh động chân dung chú Dế Mèn.
c. Chúng em học tập rất chăm ngoan………….
d. ………………..hắn cố gằn uống rượu cho thật ít.
Câu 6: Biến đổi các câu sau thành câu có chứa trạng ngữ:
a. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu.
b. Mùa đông tới. Những chú chim bay về phương Nam tránh rét.
c. Gian phòng lớn ngập tràn ánh sáng. Những bức tranh của thí sinh treo
kín bốn bức tường.
Câu 7: Hãy viết một đoạn văn biểu cảm khoảng 12 câu trình bày cảm nghĩ của
em về hình ảnh những y, bác sĩ – chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch
Covid-19. Trong đoạn có sử dụng thành phần trạng ngữ. Hãy gạch chân.

KL

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy
trên. thực hiện theo các bước sau:a. Nêu định nghĩa: …nghĩa là gì (nghĩa đen, nghĩa bóng)? …có nghĩa gì…?
thế nào là….?
b. Lý giải: …tại sao phải?
c. Dẫn ra các biểu hiện
d. Ý nghĩa của vấn đề: …có tác dụng gì? Lợi gì? Hại gì? Có ý nghĩa gì đối
với cuộc sống?
e. So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác: …có gì giống hay khác như
thế nào?
f. Chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng
g. Hướng người đọc tới suy nghĩ và hành động đúng: …trước vấn đề này
có suy nghĩ gì? Nên có thái độ như thế nào? Nên làm gì?...