Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Long An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 6
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (7)

TV
TS
LH
LT
DH

Chủ đề:

Bài 6: Biết ơn

Câu hỏi:

Nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Hoa – Chu Tử Trị (1617-1688) từng giảng: “Đối với mỗi bát cháo ta húp và mỗi hạt gạo ta ăn, ta phải nhớ về sự khó nhọc của người nông dân trồng nên chúng. Đối với từng mảnh lụa ta mặc và từng sợi chỉ ta dùng, ta phải nghĩ về công lao của những người dệt nên chúng.” Ẩn ý của Chu Tử Trị chính là muốn khuyên bảo con người phải hiểu được biết ơn và tiết kiệm.

Thường xuyên mang trong mình tấm lòng biết ơn chính là thể hiện của tâm tính lương thiện, là một loại mỹ đức và là một quy phạm căn bản để làm người. Những người biết đủ, biết hài lòng với cuộc sống của mình sẽ hiểu được ý nghĩa của lòng biết ơn. Khi một người cảm thấy biết ơn từng bông hoa, từng cọng cỏ, từng ngọn núi, và từng ngụm nước, thì cuộc sống của người đó chắc chắn sẽ rất phong phú và sung túc.

Chuyện kể rằng ông Stevens sống ở một thành phố của nước Mỹ đột nhiên bị thất nghiệp. Ông Stevens đã làm lập trình viên cho một công ty phần mềm được 8 năm. Ông tưởng rằng mình sẽ làm ở công ty này cho đến khi về hưu và kết thúc sự nghiệp của mình. Nhưng bỗng nhiên công ty phá sản. Đứa con thứ ba của ông Stevens lại vừa mới chào đời, cho nên ông phải tìm việc khác ngay lập tức. Nhưng sau một tháng tìm kiếm, ông vẫn chưa thể tìm được một công việc nào cả. Ông không còn kỹ năng nào khác ngoài công việc lập trình.

Cuối cùng, ông đọc trên báo thấy một công ty phần mềm đang tuyển dụng lập trình viên, chế độ đãi ngộ không tồi. Nhiều người đã ứng tuyển vào cùng vị trí đó và mức độ cạnh tranh rất gay gắt.

Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn đầu tiên, một tuần sau công ty yêu cầu ông làm một bài kiểm tra viết. Bằng kiến thức chuyên môn uyên bác của mình, ông đã vượt qua kỳ thi viết một cách dễ dàng. Hai ngày sau, ông được hẹn đến một cuộc phỏng vấn nữa. Ông rất tự tin khi bước vào buổi phỏng vấn và nghĩ rằng mình sẽ vượt qua vì ông là một lập trình viên rất xuất sắc.

Thế nhưng trong suốt buổi phỏng vấn hôm ấy, người phỏng vấn không hề hỏi ông một câu hỏi về kỹ thuật nào. Thay vào đó, họ hỏi xem ông nghĩ rằng nền công nghiệp phần mềm sẽ phát triển theo hướng nào. Ông chưa từng nghĩ về vấn đề đó trước đây và đã không có câu trả lời thỏa đáng. Vài ngày sau, ông nhận được tin rằng mình không được tuyển dụ

Mặc dù không được tuyển dụng, nhưng Stevens cho rằng mình đã học được nhiều điều mới mẻ từ buổi phỏng vấn này. Ông đã quyết định viết thư đến công ty để cám ơn. Ông dành khá nhiều thời gian để viết bức thư, trong đó ông viết: “Tôi xin cảm ơn quý công ty đã tiêu phí nhân lực, vật lực và những tài nguyên khác để cho tôi có cơ hội được tham gia kỳ thi viết và phỏng vấn vừa rồi. Dù rằng tôi không được tuyển dụng, nhưng thông qua quá trình tuyển dụng này tôi đã học được nhiều kiến thức mới mẻ và nhận được lợi ích không nhỏ. Xin cám ơn mọi nỗ lực mà quý công ty đã dành cho đơn ứng tuyển của tôi. Xin cám ơn một lần nữa!

Công ty này chưa từng nhận được một lá thư kiểu như vậy bao giờ từ một ứng cử viên bị loại. Bức thư không hề có sự bất mãn, oán thán mà đều là những lời cảm ơn chân thành. Ngay sau đó, Bức thư đã được truyền từ thấp lên cao, cuối cùng đến tay của vị chủ tịch. Sau khi đọc xong, ông không nói gì cả mà chỉ cất bức thư vào ngăn kéo bàn.

Ba tháng sau, vào dịp Giáng Sinh đến, ông Stevens nhận được một tấm thiệp mừng năm mới rất đẹp. Trên tấm thiệp viết: “Ngài Stevens đáng kính! Nếu ngài nguyện ý, chúng tôi thỉnh mời ngài cùng tham gia với chúng tôi trong kỳ nghỉ năm mới”. Nguyên lai là công ty này đang có một đợt tuyển dụng mới và vị chủ tịch của công ty đã nghĩ ngay đến ông Stevens nhờ phẩm đức cao thượng của ông.

Công ty phần mềm đó chính là tập đoàn Microsoft nổi tiếng thế giới hiện nay. Sau hơn 12 năm làm việc, dựa vào công lao của mình, ông Stevens đã được thăng chức làm phó chủ tịch tập đoàn.

Tuy rằng mọi người đều biết lòng biết ơn đối với người khác là một đức tính tốt đẹp, nhưng trong một xã hội thực dụng, trong một môi trường mà đồng tiền được xem là vạn năng ngày nay, thì chúng ta đang lãng quên sự biết ơn của mình, ngay cả khi chúng ta gặp thất bại, cuộc sống vẫn rất sôi động và muôn màu muôn vẻ.

Lòng biết ơn là một cảm xúc từ tận đáy lòng. Nó có thể làm cho tính cách của con người mạnh mẽ hơn. Lòng biết ơn là khởi điểm của hạnh phúc, và cũng là ngọn nguồn của sự tiến bộ. Cũng nhờ lòng biết ơn mà chúng ta trân quý các mối quan hệ tiền duyên và tích được phúc phận. Thường xuyên duy trì một lòng biết ơn sẽ mang lại lợi ích to lớn không chỉ cho người khác, mà còn cho chính bản thân mình.

Chủ đề:

Bài 6: Biết ơn

Câu hỏi:

Bà cụ năm nay đã tám mươi tuổi. Con trai đã lớn, đã lập gia đình và đưa vợ con lên thành phố sinh sống. Rất nhiều lần cậu con trai muốn đón bà lên ở cùng. Nhưng từ lâu bà đã quen với tình cảm lũy tre làng, ngửi quen mùi thơm của lúa rạ. Và bà quyết định ở lại.

Sức khỏe tuy đã yếu nhưng biết tin sinh nhật cháu gái bà vẫn cố gắng thu xếp lên thành phố. Bà qua tận làng bên nhờ người làm cho một mẻ kẹo lạc mới, cẩn thận chọn những chùm nhãn mọng nhất. Thậm chí bà còn tự mình ra chợ mua nào kim, nào chỉ về khâu cho cháu bộ quần áo làm quà sinh nhật.

Đi gần trăm cây số mới ra được nhà con cháu. Bà vẫn vui vẻ và không một chút mệt mỏi, nhanh chóng lôi bộ quần áo ra đưa cháu.

“Nào là xanh xanh đỏ đỏ, chắc cả chợ trong thành phố không kiếm đâu được cái thứ hai”, cô cháu gái cầm áo vứt lên ghế và đang nghĩ xem xử lý thế nào với nó.

Mẹ ngoài ban công hét lớn: “Máy giặt rò nước rồi, không ai ra đây nhé”.

Con bé nghe vậy liền cầm bộ quần áo chạy ra làm giẻ thấm nước.

Trong nhà bà vẫn đang vui vẻ xem tivi và không biết sự tình. Một lát sau, bà ra ngoài ban công thì phát hiện chiếc áo nhàu nát dưới nền. Bà đã đứng ngoài đó rất lâu. Bà tự mình nhặt lên rồi giặt sạch, phơi lên dây.

Bà vào nhà, đôi mắt đỏ hoe, chậm chạp nói với cô cháu: “Bà xin lỗi. Bà sẽ bù cho cháu một món quà sinh nhật khác. Nó đúng là không hợp với cháu”.

“Vâng bà ạ. Trông nó thật quê mùa”, đứa bé nhẹ nhàng đáp.

Bố nghe và hiểu được chuyện gì vừa xảy ra. Sắc mặt thay đổi, anh quay ra nhìn đứa con và không nói một lời nào.

Ngày hôm sau, bà mặc “chiếc áo lỗi” đó lên người. Nhìn là biết nó quá nhỏ so với kích cỡ của bà, nhưng bà vẫn cố chịu. Ở được hai ngày, bà lí do sợ đàn lợn ở nhà đói nên tự bắt xe về quê.

Không lâu sau đến sinh nhật bố. Hai mẹ con vui mừng đem quà ra tặng. Con bé mua cho bố một cái mũ len, mẹ thì mua tặng bố một chiếc cà vạt.

Bố nhận quà, không cười, cầm đồ ném vào thùng rác: “Đồ gì mà xấu vậy. Đem bỏ vào thùng rác thôi. Bố không dùng được”.

Con bé mặt vừa hoảng hốt vừa tức giận cãi lại: “Bố làm vậy là không tôn trọng người khác”.

“Con cũng biết như vậy khó chịu sao. Vậy mà con đã làm như thế với bà đấy. Bà cả năm cả tháng ăn không dám ăn, không dám mua quần áo mới, chiếc ga giường chắc cũng dùng đến mười năm rồi. Bà đã già nhưng biết sinh nhật con bà vẫn cố gắng ngồi xe lên nhà mình. Bà đâu có nhìn rõ nữa, nhưng bà vẫn cố làm cho con chiếc áo. Tình yêu thương của bà bị con biến thành giẻ vụn rồi. Con có biết không”.

Một tuần sau, hai mẹ con về quê. Thấy con cháu về thăm bà rất vui. Lưng còng nhưng vẫn thoắt thoắt ra vườn hái nắm rau lang để nấu canh tối. Trong bữa cơm, con bé run run nói với bà: “Bà không giận cháu chứ ạ. Cháu sai rồi. Chuyện… Chiếc áo”.

Bà đặt bát cơm xuống và cười giòn tan: “Chuyện đó hả, là bà không đành cho cháu cái áo đó nên mới cầm về mặc đấy. Ăn cơm. Ăn cơm”

HÃY BIẾT ƠN TẤM LÒNG CỦA NGƯỜI KHÁC, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ VẬT CHẤT

Chủ đề:

Bài 6: Biết ơn

Câu hỏi:

Một chàng trai trẻ học xong bậc đại học rất xuất sắc. Chàng nộp đơn xin vào một chức vụ quản trị viên trong một công ty lớn. Chàng ta vượt qua được đợt phỏng vấn đầu tiên. Đến lượt Ông giám đốc công ty đích thân thực hiện cuộc phỏng vấn cuối cùng để có quyết định chót.
Ông giám đốc nhận thấy trong học bạ của chàng trai trẻ kết quả học hành tất cả đều rất tốt, liên tục từ bậc trung học cho tới các chương trình nghiên cứu khi lên đại học và sau nữa. Không một năm học nào mà anh chàng này không hoàn thành tốt đẹp.
Ông giám đốc hỏi: "Anh có được hưởng học bổng nào khi còn theo học hay không?" Chàng trai trẻ trả lời "Thưa không!"
"Như vậy là Cha anh trả học phí cho anh đi học hay sao?" Chàng đáp: "Thưa Cha tôi đã qua đời khi tôi vừa mới được một tuổi. Chính Mẹ tôi mới là người trả học phí cho tôi."
Ông giám đốc lại hỏi: "Thế Mẹ của anh làm việc ở nơi nào?" Chàng đáp: "Thưa Mẹ tôi làm công việc giặt giũ quần áo để kiếm sống."
Ông giám đốc bảo chàng trai trẻ đưa đôi bàn tay của chàng cho ông xem. Chàng đưa cho ông ta coi thấy cả hai bàn tay chàng đều mịn màng và toàn hảo.
Ông giám đốc hỏi: "Vậy thì từ trước tới nay anh có bao giờ giúp Mẹ anh giặt giũ các áo quần không?"
Chàng trai trẻ đáp: "Thưa chưa bao giờ. Mẹ tôi luôn luôn bảo tôi phải lo học hành cho chăm chỉ và phải đọc sách vở thêm cho nhiều. Hơn nữa, mẹ tôi giặt giũ quần áo nhanh hơn tôi."
Ông giám đốc nói: "Tôi có một yêu cầu thế này nhé! Hôm nay khi trở về nhà, anh hãy tới giúp Mẹ anh lau đôi bàn tay của bà cho sạch sẽ, và rồi sáng ngày mai anh đến gặp lại tôi."
Chàng trai trẻ có cảm tưởng là mình có rất nhiều hy vọng sẽ được tuyển dụng vào làm chức vụ này. Khi quay trở về nhà, chàng ta sung sướng chỉ muốn xin được lau rửa đôi bàn tay của bà Mẹ. Mẹ chàng cảm thấy lạ lùng và có cảm giác vừa vui sướng mà cũng vừa lo ngại, bà đưa đôi bàn tay cho con trai.
Chàng trai trẻ chậm rãi lau sạch đôi bàn tay của Mẹ mình, vừa lau vừa nhỏ đôi dòng nước mắt. Ðây là lần đầu tiên chàng mới có dịp nhận thấy đôi bàn tay của bà Mẹ chàng quá nhăn nheo và đầy những vết bầm tím. Một vài vết bầm tím gây ra đau nhức mạnh khiến cho bà phải rùng mình khi được lau rửa bằng nước.
Đây là lần đầu tiên mà chàng trai trẻ nhận thức ra được và cảm thông rằng từ bao lâu nay chính đôi bàn tay giặt giũ quần áo hằng ngày này đã giúp trả tiền học hành cho chàng. Những vết bầm tím trong đôi tay của Mẹ là cái giá mà Mẹ chàng đã trả cho chàng được tốt nghiệp, trả cho những kết quả học hành xuất sắc của chàng và có lẽ cho cả cái tương lai sẽ tới của chàng nữa.
Sau khi lau sạch đôi bàn tay của Mẹ mình, chàng trai trẻ lặng lẽ lo giặt hết phần quần áo còn lại thay cho Mẹ. Đêm hôm đó, bà Mẹ và chàng con tâm sự với nhau thật là lâu.
Sáng sớm ngày hôm sau, chàng trai trẻ đi tới văn phòng của Ông giám đốc. Ông giám đốc nhận thấy những giọt nước mắt còn chưa ráo hết trong mắt của chàng. Ông hỏi: "Anh có thể nói cho tôi biết vào ngày hôm qua ở nhà, anh đã làm những gì và đã học được những điều gì hay chăng?"
Chàng trai trẻ trả lời: "Tôi đã lau rửa sạch sẽ đôi bàn tay của Mẹ tôi, và cũng đã giặt giũ hết phần quần áo còn lại."
Ông giám đốc hỏi: "Hãy nói cho tôi biết cảm tưởng của anh ra sao?"
Chàng trai trẻ thưa:
"Thứ nhất, tôi hiểu ra được thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn. Không có Mẹ tôi, tôi không thể là một con người thành đạt được như ngày hôm nay.
Thứ hai, tôi biết cách hợp tác cùng làm việc với Mẹ tôi, và chỉ tới giờ đây tôi mới nhận thức được rằng thật gian khó và khổ nhọc để hoàn tất một công việc gì đó.
Thứ ba, tôi hiểu được ra cái tầm mức quan trọng và cái giá trị của mối liên hệ gia đình."
Ông giám đốc nói: "Ðây là những gì mà tôi cần đấy! Tôi muốn tuyển dụng vào chức vụ quản lý một người phải biết quý trọng sự giúp đỡ của những người khác, một người cảm thông sự khó nhọc của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc như là mục tiêu duy nhất trong cuộc đời. Em được tuyển nhận!"
Về sau này, chàng thanh niên trai trẻ này làm việc rất hăng say, và được các nhân viên dưới quyền của chàng kính trọng. Tất cả nhân viên làm việc siêng năng và hợp tác với nhau. Công ty mỗi ngày một phát đạt thêm rất nhiều.

*

Một đứa trẻ được che chở và có thói quen muốn thứ gì được thứ đó thời đứa trẻ sẽ phát triển "trạng thái tâm lý quyền lực" và nó sẽ luôn luôn chỉ nghĩ đến bản thân nó trước hết. Nó sẽ không màng tới các nỗ lực của cha mẹ nó.
Khi khởi sự làm việc, nó cho rằng mọi người phải nghe theo lời nó; và khi nó trở thành một quản trị viên, nó có thể sẽ không bao giờ biết đến sự gian khó của các nhân viên dưới quyền và luôn luôn trách cứ người khác.
Ðối với hạng người này, họ có thể đạt được kết quả tốt, có thể gặt hái được sự thành công trong một thời gian ngắn, nhưng cuối cùng thật sự họ sẽ không bao giờ cảm nhận được ý nghĩa của sự thành tựu. Họ sẽ càu nhàu, chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thêm nữa.
Nếu chúng ta thuộc vào loại cha mẹ chuyên bao che cho con cái như thế này, xin nghĩ lại phải chăng chúng ta đang thương yêu đứa trẻ hay là đang hủy hoại chúng?
Bạn có thể cho con cái bạn sống trong một căn nhà to lớn, ăn uống đầy đủ ngon lành, lại học chơi cả đàn dương cầm, xem TV với màn ảnh rộng. Nhưng khi bạn cắt cỏ ngoài vườn, xin bạn vui lòng cho chúng cùng biết cách tham gia làm công việc đó. Sau một bữa ăn, hãy để chúng tự rửa bát đĩa của chúng nó cùng với các anh chị em khác nhé!.

Các bn ơi các bn đọc xong cảm nhận của các bn như thế nào.