Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Vĩnh Phúc , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 1
Điểm SP 3

Người theo dõi (1)

HM

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

- Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước.

Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.

- Các tác hại của ô nhiễm không khí đối với con người

+ Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp và có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể

+ SO2 là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,…SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,… SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.

+ NO2: là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ôxy hóa Nitơ ở nhiệt độ cao. Nếu tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tổn thương các chức năng của phổi, mắt ,mũi , họng,….

+ CO kết hợp với Hb trong máu thành hợp chất bền vững là HbCO làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu….

+ NH3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hô hấp.

+ Hít thở lượng lớn hỗn hợp H2S sẽ gây thiếu oxy đột ngột,có thể dẫn đến tử vong do ngạt thở.

+ Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.

+ Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.

Ngoài ra tác hại của ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến tài sản và toàn cầu.

+ Làm gỉ kim loại.

+ Mài mòn, phân huỷ

+ Làm mất màu, hư hại tranh.

+ Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải.

+ Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da.

+ Hiệu ứng nhà kính

+ Biến đổi nhiệt độ.