Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


NN

Câu 31: Trên lãnh thổ Nhật Bản có hàng chục núi lửa đang hoạt động là đo

A. Nhật Bản không biết cách bảo vệ môi trường.

B. lãnh thổ Nhật Bản là một quần đảo

C. Nhật Bản nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương.

D. Nhật Bản nằm ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

Câu 32: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm bờ biển Nhật Bản?

A. Bờ biển dài, toàn lãnh thổ có tói gần 34 000km. B. Có nhiều bãi cát, cồn cát.

C. Khúc khuỷu, có nhiều chỗ ăn sâu vào đất liền D. Phía bắc bị đóng băng vào mùa đông.

Câu 33: Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000  nền kinh tế của LB Nga đã

A. đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng.

B. phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới.

C. tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn.

D. vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và tăng trưởng

Câu 34: Quần đảo Nhật Bản trải dài theo một vòng cung trên Thái Bình Dương kéo dài khoảng

A. 4000km. B. 4500km. C. 3500km. D. 3800km.

Câu 35: Người dân Nhật Bản có trình độ dân trí cao là do

A. chính sách thu hút nhân tài. B. phổ cập giáo đục, xoá mù chữ.

C. chất lượng cuộc sống tốt. D. chú trọng đầu tư cho giáo dục.

Câu 36: Khí hậu chủ yếu của Nhật Bản là

A. cận nhiệt và ôn đới. B. cận cực và ôn đới. C. nhiệt đới và cận nhiệt. D. cận cực và cực.

Câu 37: Thành tựu nổi bật về mặt xã hội của LB Nga sau năm 2000 là

A. giá trị xuất siêu ngày càng tăng. B. đời sống nhân dân được cải thiện.

C. sản lượng các ngành kinh tế tăng D. thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.

Câu 38: Các cây công nghiệp hàng năm chủ yếu của Nhật Bản là

A. thuốc lá, củ cải đường. B. dâu tằm, lạc. C. đỗ tương , mía. D. hạt hướng dương, bông.

Câu 39: Dạng địa hình chủ yếu trên lãnh thổ Nhật Bản là

A. đồi núi. B. núi cao. C. cao nguyên D. đồng bằng.

Câu 40: Trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc LB Nga?

A. Na-gôi-a. B. Ma-ga-đan. C. Nô-vô-xi-biếc. D. Mát-xcơ-và.

Câu 41: Quần đảo Nhật Bản nằm trên đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương. C. Bắc Băng Dương. D. Đại Tây Dương.

Câu 42: Phần lớn dân cư Nhật Bản phân bố tập trung ở

A. vùng nông thôn đảo Hôn-su. B. vùng núi thấp đảo Hô-cai-đô.

C. khu vực ven biển phía tây. D. các thành phố ven biển.

Câu 43: Nước Nhật đã đạt được sự phát triển thần kì sau Chiến tranh thế giới thứ hai là nhờ một phần quan trọng từ đặc điểm của người lao động. Đặc điểm đó không phải là

A. cần cù, chịu khó. B. kỉ luật lao động cao.

C. lực lượng đông đảo. D. tinh thần trách nhiệm cao.

Câu 44: Ngành công nghiệp nào của Nhật Bản có từ lâu đời?

A. Vật liệu truyền thông. B. Sản xuất ô tô. C. Rô-bốt. D. Sản xuất tơ sợi.

Câu 45: Ngành công nghiệp nào được xem là thế mạnh khẳng định vị trí  cường quốc của LB Nga?

A. Quốc phòng. B. Điện tử - tin học. C. Năng lượng. D. Chế tạo máy.

Câu 46: Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông chủ yếu do

A. nền kinh tế phát triển. B. gần biển, khí hậu mát mẻ.

C. đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng. D. nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú.

Câu 47: Chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là ngành nào?

A. Sản xuất rô-bốt. B. Xây dựng công trình công cộng.

C. Sản xuất điện tử. D. Công nghiệp chế tạo.

Câu 48: Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là

A. công nghiệp dệt. B. sản xuất ô tô. C. sản xuất điện tử. D. đóng tàu biển.

Câu 49: Vùng trồng cây lương thực ở Nhật Bản phân bố chủ yếu

A. trên các vùng đồi núi. B. ven biển và dọc các sông.

C. ven các thành phố lớn. D. ven biển và thượng nguồn các sông,

Câu 50: Các bạn hàng quan trọng của Nhật Bản gồm

A. Châu Phi, Hàn Quốc, Trung Quốc B. Hoa Kì, Pháp, Đông Nam Á.

C. Nga, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a. D. Hoa Kì, Trung Quốc, EU.

NN

Câu 10: Có diện tích nhỏ nhất trong bốn đảo chính của Nhật Bản là

A. Hôn-Su. B. Xi-cô-cư. C. Hô-cai-đô. D. Kiu-xiu.

Câu 11: Các trung tâm công nghiệp của LB Nga phần lớn đều tập trung ở

A. vùng Viễn Đông rộng lớn. B. ven Bắc Băng Dương.

C. cao nguyên Trung Xi-bia. D. đồng bằng Đông Âu.

Câu 12: Nhận xét nào sau đây đúng về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của LB Nga?

A. Hiện đại và phát triển nhanh chóng. B. Còn lạc hậu và chậm đổi mới.

C. Tương đối phát triển với đủ loại hình. D. Mạng lưới dày đặc, toả khắp cả nước.

Câu 13: Các trung tâm công nghiệp quy mô rất lớn của LB Nga là

A. Kha-ba-rốp, Ma-gan-đa. B. Nô-vô-xi-biếc, Vla-đi-vô-xtôc.

C. Mát-xcơ-và, Xanh Pê-tếc-bua. D. Ma-ga-đan, Mát-xcơ-va.

Câu 14: Ý nào sau đây không phải nội dung trong chiến lược kinh tế mới của LB Nga sau năm 2000?

A. Khôi phục lại Liên bang Xô viết. B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

C. Xây dựng nền kinh tế thị trường. D. Nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 15: Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào sau đây của châu Á?

A. Đông Á. B. Tây Á. C. Nam Á. D. Bắc Á.

Câu 16: Các cây công nghiệp chủ yếu của LB Nga là

A. mía, ca cao, cao su. B. củ cải đường, đỗ tương.

C. củ cải đường, hướng dương. D. hướng dương, bông.

Câu 17: Vào mùa hạ, phần lãnh thổ phía nam Nhật Bản có thời tiết nổi bật là

A. dịu mát, ẩm ướt và mưa nhiều. B. ấm, gió Đông Nam mạnh.

C. nóng, có mưa to và bão. D. nóng, khô và hiếm mưa.

Câu 18: Để hạn chế tốc độ tăng dân số, từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính sách dân số với nội dung

A. mỗi gia đình có 1 đến 2 con. B. mỗi gia đình  chỉ có 1 con trai.

C. mỗi gia đình chỉ có 1 con. D. mỗi gia đình chỉ có 2 con.

Câu 19: Hiện nay, LB Nga nằm trong nhóm nước

A. có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất. B. có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.

C. có giá trị nhập siêu lớn nhất thế gỉớỉ. D. có nền công nghiệp hàng đầu thế giới

Câu 20: Hoạt động dịch vụ của Nhật Bản đứng hàng thứ ba thế giới là

A. du lịch. B. tài chính. C. thương mại. D. vận tải biển.

Câu 21: Nền nông nghiệp của Nhật Bản phải phát triển theo hướng thâm canh là do

A. lực lượng lao động ít. B. diện tích đất canh tác nhiều.

C. ứng dụng được tiến bộ khoa học - kĩ thuật. D. diện tích đất nông nghiệp ít.

Câu 22: Ý nào sau đây là không phải là hậu quả của xu hướng già hoá dân số ở Nhật Bản?

A. Thiếu lao động bổ sung. B. Chi phí phúc lợi xã hội nhiều.

C. Lao động có nhiều kinh nghiệm. D. Chiến lược kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng.

Câu 23: Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Trung Quốc

A. trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với chăn nuôi. B. chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chiếm ưu thế.

C. chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt. D. trồng trọt và chăn nuôi tương đương nhau.

Câu 24: Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta?

A. Phía bắc. B. Phía nam. C. Phía đông. D. Phía tây.

Câu 25: Về mặt tài nguyên, Nhật Bản là nước

A. nghèo khoáng sản. B. có trữ lượng khoáng sản lớn.

C. có nguồn dầu khí dồi dào. D. giàu tài nguyên.

Câu 26: Đảo nào sau đây nằm ở phía bắc Nhật Bản?

A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư D. Kiu-xiu.

Câu 27: Thủ đô (Tô-ki-ô) của Nhật Bản nằm trên đảo nào sau đây?

A. Xi-cô-cư. B. Kiu-xiu. C. Hô-cai-đô. D. Hôn-su.

Câu 28: Dòng biển chảy sát ven bờ phía đông Nhật Bản là

A. Pê-ru. B. Gơn-xtrim. C. Cư-rô-xi-vô. D. Ben-guê-la.

Câu 29: Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên

A. ngư trường lớn. B. sóng thần, triều cường. C. vực biển sâu. D. vùng xoáy nguy hiểm.

Câu 30: Ngành công nghiệp nào sau đây của Nhật Bản thuộc nhóm sản xuất điện tử?

A. Sản xuất ô tô. B. Đóng tàu biển. C. Vật liệu truyền thông. D. Sản xuất tơ sợi.