HOC24
Lớp học
Học bài
Hỏi bài
Giải bài tập
Đề thi
ĐGNL
Khóa học
Tin tức
Cuộc thi vui
Khen thưởng
Tìm kiếm câu trả lời
Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Đóng
Đăng nhập
Đăng ký
Lớp học
Lớp 12
Lớp 11
Lớp 10
Lớp 9
Lớp 8
Lớp 7
Lớp 6
Lớp 5
Lớp 4
Lớp 3
Lớp 2
Lớp 1
Môn học
Toán
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Ngữ văn
Tiếng anh
Lịch sử
Địa lý
Tin học
Công nghệ
Giáo dục công dân
Tiếng anh thí điểm
Đạo đức
Tự nhiên và xã hội
Khoa học
Lịch sử và Địa lý
Tiếng việt
Khoa học tự nhiên
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Chủ đề / Chương
Bài học
HOC24
Khách vãng lai
Đăng nhập
Đăng ký
Khám phá
Hỏi đáp
Khóa học
Đề thi
Tin tức
Cuộc thi vui
Khen thưởng
TT
Trang cá nhân
Mở trang cá nhân.
Người theo dõi
Người theo dõi bạn.
Đang theo dõi
Người bạn đang theo dõi bạn.
Tặng COIN
Tặng COIN cho người mà bạn quý
Trần Thái Tuế
Cập nhật ảnh bìa
Tải lên
Từ máy tính của bạn
Cập nhật ảnh đại diện
Tải lên
Từ máy tính của bạn
Tải ảnh bìa
Nhấn vào đây
để tải 1 ảnh lên
Làm lại
Tải ảnh đại diện
Nhấn vào đây
để tải lên 1 ảnh
Làm lại
Tặng COIN
Lưu ý: Tài khoản khả dụng của bạn phải trên 50 COIN mới có thể sử dụng chức năng này!!!
Cập nhật mật khẩu dành cho tài khoản đăng nhập bằng Facebook hoặc Google!!
Mật khẩu tài khoản: *
COIN: *
Lời nhắn: *
Học tại trường
Chưa có thông tin
Đến từ
Số lượng câu hỏi
2
Số lượng câu trả lời
1
Điểm GP
0
Điểm SP
0
Giải thưởng
0
Người theo dõi (1)
VH
Văn Đức Nhật Huy
Theo dõi
Đang theo dõi (2)
MN
minh nguyet
Theo dõi
DH
Đỗ Thanh Hải
Theo dõi
TT
Trần Thái Tuế
đã đăng một câu hỏi
27 tháng 3 2021 lúc 21:41
Chủ đề:
Ôn tập học kỳ II
Câu hỏi:
CÂU 1: Giải thích hiện tượng ma trơi vào ban đêm ?
TT
Trần Thái Tuế
đã chọn một câu trả lời của
Đỗ Thanh Hải
là đúng
27 tháng 3 2021 lúc 21:29
TT
Trần Thái Tuế
đã chọn một câu trả lời của
violet
là đúng
27 tháng 3 2021 lúc 21:29
TT
Trần Thái Tuế
đã chọn một câu trả lời của
Đỗ Thanh Hải
là đúng
27 tháng 3 2021 lúc 21:17
TT
Trần Thái Tuế
đã đăng một câu hỏi
27 tháng 3 2021 lúc 21:10
Chủ đề:
Luyện tập tổng hợp
Câu hỏi:
TT
Trần Thái Tuế
đã trả lời một câu hỏi của
Anh Mai
27 tháng 3 2021 lúc 21:07
Câu trả lời:
Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó. Trong bài Tức cảnh Pác Bó Người viết: "Sáng ra bờ suối tối vào hang". Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng. Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai: "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo gô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,Cuộc đời cách mạng thật là sang Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó. Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi: Trong tù không rượu cũng không hoa. Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?" Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, bái vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng. Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường: Đi đường mới biết gian lao Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù. Tới nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin: Núi cao lên đến tận cùng,Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. "Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước. Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.
Trước
Sau
1