Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 11
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (13)

DA
H24
AV
PG

Đang theo dõi (36)

HD
CL
NL
LN
PG

Câu trả lời:

Với tôi, mẹ là nguồn yêu thương dạt dào nhất! Ngày tôi chào đời đâu biết đến những hạnh phúc của mẹ trong nụ cười tôi sẽ khôn lớn ra sao. Mẹ đặc biệt dành cho tôi tình yêu nồng nàn nhất trong ba chị em trong gia đình. Có thể tôi là đứa út, cũng có thể tôi là nụ cười sau cùng của mẹ. Tôi biết điều đó, chỉ khi đã khôn lớn. Và giờ thì tự mình thoát ly một nơi rất xa gia đình và bè bạn thân thiết, tôi không biết những lời ru của mẹ khi xưa có còn vẳng bên tai cùng tôi tiến bước. Vì đến bây giờ, chỉ có lời mẹ ru khiến tôi ấn tượng về mẹ nhất. Ở nơi xa xôi ấy, mẹ có biết chăng những bước chân chập chững mẹ dắt tay ngày nào khiến nụ cười rơi theo giọt nước mắt đã khôn lớn và vững vàng hơn rất nhiều rồi. Những ngày tháng xa gia đình vào thành phố khác lập nghiệp, tự bản thân tôi nghĩ khá nhiều về ước vọng của mẹ, của ba và các chị. Nếu tôi còn ở lại và đâu đó bên những lời mắng của ba, những lời khuyên răn của các chị, có lẽ tôi sẽ mãi không biết đến những tình cảm thân yêu mọi người dành cho mình. Cơ hội và là thách thức ở phía trước đã kéo tôi thật mau lẹ tới chân trời khám phá mới. Giờ đây giữa chốn Sài thành tất bật, giữa những vòng xoáy cuộc đời, tôi cần những người thân biết bao. Hình ảnh mẹ lại hiện về trong tâm trí và cùng đó là những lời hát nhẹ nhàng xua đi mệt mỏi vật chất và đỡ xuống khỏi vai những gánh nặng áp lực công việc. Lang thang đi vào tâm trí những khi ấy, có một ca khúc ngọt ngào luôn khiến tôi xúc động - một trong số những bài hát tôi yêu thích nhất: "Lời ru cho con" - Xuân Phương. Thời mà các bà mẹ ru con bằng những câu ca dao, tục ngữ có lẽ đã dần trôi vào quên lãng. Bên cánh võng đưa, trong tiếng gà le te gáy ngoài ngõ, cất lên trong ngôi nhà nào đó tiếng ầu ơ, giọng ví dầu của mẹ ru con - có còn không những hình ảnh ngày xưa. Nhưng ký ức về nó với những ai có mẹ, được mẹ hát ru vào giấc ngủ say nồng thì thật ấm áp và khó phai nhoà. Lời ru như gió mát giữa trưa hè oi bức, làm nụ cười em bé trong giấc ngủ thêm xinh. Đi suốt cuộc đời... không bao giờ quên được lời ru của mẹ (ảnh minh họa) Trời mùa đông, lời ru thêm đượm nồng tình mẹ, chở che cho con trước những lần trời rét buốt. Tất thảy dồn yêu thương và mong ước của mẹ vào trong lời ru. Chỉ có mẹ mới biết, những khắc khoải trông ngóng ngày con lớn, con trưởng thành sẽ đi đến suốt cuộc đời của con. Mẹ thường về trong những giấc mơ tôi ướt. Có thể một ai đó nhớ mẹ vì sự chăm sóc thường xuyên đã lâu, nhớ mẹ vì hiểu ra đôi chân chưa vững nếu thiếu mẹ bên cạnh dẫn lối, chợt thấy yêu mẹ hơn trước phong ba cuộc đời mẹ đã từng trải qua để nuôi dạy ta khôn lớn. Tôi nhớ mẹ vì lâu rồi tôi không nhìn thấy Người, được Người ôm ấp và có thể chỉ là ăn một bữa cơm Người nấu. Dù một mình bươn chải mọi điều cho riêng mình, bóng dáng mẹ không bao giờ phôi phai trong tôi. Có thể đến giờ tôi vẫn còn là một đứa trẻ yếu đuối khi xa mẹ từ quá sớm, có thể tôi thiếu đi một phần yêu thương sâu sắc thời ấu thơ mà cho đến hiện tại, tôi thấm thía và thấu hiểu cho lời hát " bao nhiêu giọt yêu thương đã chia hết rồi - lời ru xa rồi giấc mơ thơ ấu..." Dẫu biết rằng tình mẹ thật mênh mông, nghĩa mẹ thật rộng lớn, tôi không biết tới chừng nào đáp đền công ơn sinh thành và dưỡng dục ấy. Chỉ biết rằng nếu mãi mang trong lòng những tri ân ấy, con người ta sẽ mãi lớn khôn trong bản thiện và biết yêu quý những gì cuộc sống ban tặng. Tôi cũng giữ trong ký ức về những gì mẹ đã trao cho, không chỉ lời ru mà còn là những bài học cuộc sống. Mẹ đã dạy tôi nhiều điều mà không hề nói ra; luôn biết ơn cuộc đời tươi đẹp; sống hết mình cho những ngày mai; cho đi hết thảy yêu thương mình có; khó khăn vẫn biết mỉm cười; vì ngày mai nếu không có mẹ bên cạnh, những bước chuẩn bị mẹ dành cho đã khiến người ta lớn dần lên trong đời. Hạnh phúc thay cho những ai có mẹ! Riêng tôi, nếu có ước muốn trở thành hiện thực trong cuộc đời này, tôi sẽ ước muốn mẹ ở bên và theo tôi một quãng đường đủ cho tôi kịp khôn lớn. Vì giờ đây tôi vẫn chỉ còn là một cậu bé vào đúng cái ngày mà mẹ rời xa cuộc đời này, dành lại sự sống cho chính tôi… Hơn một lần nhìn lại, ai cũng có những người mẹ, và mẹ tôi chỉ có một trên đời... ..."Mẹ đã nâng con dậy"...

Câu trả lời:

Tuổi thơ tôi gắn liền với sách vở, quà bánh nhưng tôi thích nhất là món quà mẹ tặng cho tôi hồi lớp 4. Đó chính là một quyển sách toán.

Bài văn cảm nghĩ về 1 món quà tuổi thơ

Có lẽ tôi không thể nào quên được cái ngày mà tôi nhận được quyển sách đó. Hôm ấy, mẹ đi làm về và đưa cho tôi một quyển sách. Tôi rất thích thú với món quà của mẹ cho. Ôi! quyển sách mới hay làm sao! Tôi đã có rất nhiều món quà của mẹ tặng cho nhưng đây là một món quà quý giá nhất mà tôi đã nhận được. Nó quý giá không phải vì giá trị vật chất mà ở chỗ nó đã đưa tôi đến một chân trời kiến thức. Nó đã giúp tôi biết thêm nhiều kiến thức về toán học và cả về cuộc đời của các nhà Toán học có tên tuổi.

Hàng ngày mỗi khi rảnh rỗi, tôi lại đọc quyển sách đó. Tôi coi sách như là người bạn thân của mình. Tôi yêu quyển sách không chỉ vì nó là món quà của mẹ tôi tặng cho mà còn vì nó là một trong những phương tiện đưa tôi đến với những kiến thức mới mẻ và hấp dẫn. Quyển sách như là con đò và tôi chính là người ngồi trên con đò đó. Cho đến giờ, tôi đã được mẹ mua cho nhiều cuốn sách khác, nhưng cuốn sách ban đầu ấy tôi vẫn nâng niu giữ gìn như một kỉ vật đặc biệt.

Tôi rất thích món quà của mẹ, món quà quý giá và thật đáng yêu.

Câu trả lời:

Xuân Quỳnh (1942 - 1988) nổi tiếng với những bài thơ năm chữ như: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa... Những bài thơ này biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm, dào dạt thương yêu.

Bài thơ Tiếng gà trưa được nữ sĩ viết vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968). Bài thơ có 43 câu, trong đó có 39 câu thơ ngũ ngôn, 4 câu thơ 3 chữ. Câu thơ “Tiếng gà trưa” được điệp lại bốn lần, cứ ngân vang mãi trong tâm hồn người lính trên đường hành quân ra trận, như tiếng gọi của quê nhà thân thương. Dòng cảm xúc từ hiện tại man mác và bâng khuâng trôi về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm cảm động về đàn gà và ổ trứng hồng, về người bà đôn hậu, đã làm sâu nặng tình yêu đất nước, quê hương. “Tiếng gà trưa” là một âm thanh đồng vọng của gia đình, của xóm làng quê, trở thành hành trang của người lính trẻ.

l. Đoạn thơ đầu bảy câu nói về tâm trạng người chiến sĩ trên đường hành quân xa. Tiếng gà nhà ai nhảy ổ: “Cục... cục tác cục ta” cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà nhà ai nhảy ổ là âm thanh bình dị, thân thuộc của làng quê ta đã bao đời nay. Đối với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã làm “xao động” nắng trưa và cả hồn người. Như cho người lính thêm sức mạnh mới. Như gợi nhớ tuổi thơ. Chữ “nghe” được điệp lại ba lần với sự chuyển đổi cảm giác tinh tế đã làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi:

“Cục... cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”.

2. Đoạn thơ thứ 2 có 26 câu thơ. Câu thơ “Tiếng gà trưa” được láy đi láy lại ba lần, một âm thanh hiện hữu đồng vọng gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé. Nghe tiếng gà trưa, người lính trẻ sống lại, nhớ lại màu hồng của trứng gà trên ổ rơm, nhớ lại đàn gà đông đúc mà bà đã tần tảo “chắt chiu”. Ta như được ngắm một bức tranh gà rất sông động, rất đẹp. Không phải là bức tranh gà Đông Hồ ngày xưa:

“Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng”.

Nghệ thuật phối sắc của Xuân Quỳnh rất thần tình. Một gam màu sáng tươi mát dịu của bức tranh gà. Có màu hồng của trứng gà trong ổ rơm. Có “đốm trắng” của con gà mái mơ hoa. Có “lông óng như màu nắng” của con gà mái vàng. Cấu trúc song hành đối xứng, chữ “này” điệp lại hai lần: “Này con gà mái mơ... Này con gà mái vàng...”. Ta cảm thấy tay bà, tay cháu đang chỉ, đang đếm những con gà mái tìm mồi trong sân nhà, vườn nhà thân thuộc...

Nghe tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người lính lại bồi hồi nhớ lại bao kỉ niệm về bà. Quên sao được “tiếng mắng” của bà vì tội cháu nhìn gà đẻ. Sợ bị lang mặt: “Cháu về lấy gương soi - Lòng dại thơ lo lắng”. Cháu nhớ mãi hình ảnh “Tay bà khum soi trứng..”. Bà tần tảo “chắt chiu” từng quả trứng hồng “cho con gà mái ấp”. Là cháu nhớ tới bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la:

“Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới".

Cái hay của thơ Xuân Quỳnh có lúc là ở những chi tiết nghệ thuật, tuy rất bình dị mà sống động nên thơ. Đó là cái “ổ rơm hồng những trứng”, là hình ảnh “tay bà khum soi trứng”. Đó là tiếng “sột soạt” của bộ quần áo mới:

“Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh chúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”.

Tục ngữ có câu: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Cháu có bao giờ quên được cái quần chéo go, cái áo chúc bâu ngày xưa bà mua cho saumỗi lần bán gà. Tình thương cháu của bà dã tạo nên hạnh phúc tuổi thơ. Trang thơ nữ sĩ đã đi vào mạch sống đời thường một cách dung dị, hồn nhiên.

3. Từ liên tưởng, nữ sĩ chuyển sang suy tưởng. Lần thứ tư câu thơ “Tiếng gà trưa” lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuổi thơ của người lính trẻ:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”.

Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó nhắc nhở, nó lay gọi bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận thời chống Mĩ cứu nước:

“Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ”.

Bài thơ Tiếng gà trưa có ba câu thơ hay nhất, đẹp nhất: “Ổ rơm hồng những trứng”, “Giấc ngủ hồng sắc trứng”, “Ổ trứng hồng tuổi thơ”.Tất cả đều nói về niềm vui hạnh phúc. Chữ “hồng” là tính từ, làm chức năng vị ngữ, hình tượng thơ vừa đẹp, vừa biểu cảm.

Hơn 60 năm về trước, trong làn nắng mới và âm thanh đồng quê “xao xác gà trưa gáy não nùng”, thi sĩ Lưu Trọng Lư “rượi buồn” nhớ về tuổi thơ, “nét cười đen nhánh”, nhớ màu áo đỏ của mẹ hiền nay người đã đi xa. Bằng Việt trong những năm du học ở nước ngoài, nhìn ngọn khói con tàu quê người, lại da diết nhớ về tuổi thơ, nhớ tiếng chim tu hú, nhớ bà, nhớ bếp lửa “ấp iu nồng đượm” do tay bà nhen nhóm sớm hôm. Trong bài thơ của Xuân Quỳnh, nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ lại nhớ bà, nhớ ổ trứng hồng tuổi thơ. Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói mới về kỉ niệm tuổi thơ, về tình bà cháu chan hòa trong tình yêu quê hương, đất nước.

Tiếng gà trưalà một bài thơ hay, tha thiết, ngọt ngào. Tiếng gà trưa cũng là tiếng vọng của quê hương, là tình hậu phương của anh bộ đội trong kháng chiến chông Mĩ. Rất thơ và rất đẹp.

Câu trả lời:

Văn học trung đại chứng kiến sự xuất hiện của hai nữ nhà thơ Hồ Xuân Hường và Bà Huyện Thanh Quan. Tên tuổi và thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của hai nữ thi sĩ này đã chính thức đánh dấu mốc quan trọng về sự phát triển của nữ quyền trên thi đàn Việt Nam. Nếu thơ Hồ Xuân Hương đầy gai góc, sắc cạnh, thâm sâu như chính tính cách của bà. Thì người đọc lại tìm thấy một hồn thơ mang âm hưởng trầm lắng, ý nhị, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Phong cách sáng tác đó của bà được thể hiện rõ nét qua tác phẩm “Qua đèo ngang”. Đây cũng là bài thơ lột tả được tâm tư, tình cảm lớn của nhà thơ dành cho quê hương, đất nước.

“Bước đến Đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Bài thờ được viết theo thể thất ngôn bát cú, trầm mang nét buồn sâu lắng. Trong lần đầu tiên nữ sĩ tài danh xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng.

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”

Ngay từ câu mở đầu giới thiệu về Đèo Ngang, nhà thơ đã vẽ lên trước mắt người đọc cảnh đèo Ngang dưới ánh nắng chiều sắp tắt, thật hữu tình nhưng vẫn hoang vu, hiu vắng. Đó là khung cảnh thiên nhiên được miêu tả dưới con mắt của một người xa sứ, mang theo nỗi buồn nhớ quê hương mênh mang. Sử dụng hình ảnh “xế tà” để bộc lộ tâm trạng buồn của một lữ khách cô đơn trước không gian rộng mà heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang là một biện pháp nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ hay ngay cả chính lòng ta cũng đang ngưng đọng trước khoảnh khắc đó?

“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Điệp từ “chen” tác giả sử dụng làm hiện ra cảnh cây cỏ, lá hoa có sức sống mãnh liệt chính nơi chốn hoang sơ, ít dấu chân người này. Câu thơ không chỉ khơi gợi niềm cảm xúc nhớ nhà của thi sĩ mà còn dâng trào trong em nỗi xúc động, bâng khuâng, niềm mong ước được đặt chân đến miền đất xa sôi này. Bức tranh thiên nhiên nơi Đèo Ngang đẹp là thế, nhưng bất giác gieo vào lòng người đọc một ấn tượng trống vắng, lạnh lẽo cả không gian lẫn thời gian. Người đọc như nhìn thấy trước mắt người phụ nữ sang trọng, đài cát, ăn mặc theo lối xưa đang hướng đôi mắt buồn nhìn cảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà lặng yên. Và khi bước chân lên đỉnh đèo, khung cảnh đã được mở rộng thêm

“Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”

Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không tồn tại sự sống, vẫn có người, có chợ nhưng lại quá thưa thớt. Nhà thơ đã đặt vào trong hai câu thơ các từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cho ta cái nhìn về cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng mà trái lại càng tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi! Ở cuối hai câu thơ, Tác giả liên tục đảo ngữ “tiều vài chú, chợ mấy nhà”, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Là người phụ nữ đoan trang ở chốn phố phường đông đúc, mà giờ lại chứng kiến cảnh tượng trái ngược với khung cảnh hàng ngày được thấy nên cái buồn của cảnh đã bộc lộ cái buồn kết đọng trong lòng bà. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Đọng lại trong hai câu thơ này là một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo Ngang qua con mắt của nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mượn cảnh tả tình, bày tỏ nỗi niềm hoài cổ, man mác buồn của mình. Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê. Và có chăng, cái buồn hoài cổ của nữ sĩ không chỉ dừng lại ở cái niềm riêng xa nhà, xa quê hương ấy, mà là nỗi buồn lớn, nỗi buồn cho thời cuộc, nỗi buồn cho cảnh phân tranh:

“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”

Một lần nữa, nghệ thuật dùng từ hết sức tinh tế, khéo léo của nhà thơ thể hiện qua phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Âm thanh khắc khoải, da diết ấy của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay chính là tiếng lòng của nữ sĩ? Cảnh được thể hiện kín đáo, nhẹ nhàng mà tha thiết, sâu thẳm là tình yêu, nỗi nhớ quê hương, gia đình. Nỗi niềm vời vợi nhớ thương của nhà thơ bất chợt bùng lên trong giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đất trời và sự cô đơn đến tuyệt đỉnh của chính nhà thơ.

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Trong những bước đi ấy, nhà thơ đã “Dừng chân đứng lại” thể hiện nỗi ngập ngừng lưu luyến khi bước qua “ranh giới hai miền”, đồng thời cũng là, lột tả sự đối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé. Nỗi buồn của con người như cô đặc lại, không người chia sẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ chịu đựng một mình. Ở đây, em thật sự đồng cảm sự lẻ loi, bé nhỏ, cô đơn của nữ sĩ. Cụm từ “ta với ta” nghe thật cô đơn biết bao, nó diễn tả bà với chính mình, đó là sự cô đơn đến tột độ, là nỗi buồn sâu thẳm. Nó khác hoàn toàn với “ta với ta” đầm ấm, vui tươi trong “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Đọc bài thơ, em đồng cảm với nỗi buồn sâu sắc của tác giả và nhận thấy một điểm đáng trân trọng trong tâm hồn người nữ sĩ tài danh, đó là tình yêu sâu nặng bà dành cho quê hương, đất nước. Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, qua đó thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được. “Qua Đèo Ngang” là bài thơ đậm chất trữ tình, được đánh giá cao và thanh công nhất của Bà Huyện Thanh Quan cũng là vì thế.

Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, Bà Huyện Thanh Quan đã để lại cho văn học trung đại Việt Nam một tác phẩm đặc sắc, mang dấu ấn riêng trong ngôn ngữ thơ trang nhã, đài các của bà. Đọc thơ ta như buồn nỗi buồn với tác giả, nỗi buồn mang mác, hoài cổ.