Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 48
Điểm GP 12
Điểm SP 61

Người theo dõi (5)

HL
PP
HJ
H24
SV

Đang theo dõi (1)

SV

Câu trả lời:

Tham khảo 

 1.Khổ thơ thứ hai ( Trích dẫn khổ thơ 2 )

“Lộc” ở đây có thể hiểu là sức mạnh dân tộc, “lộc trải dài nương mạ” là sự hối hả xôn xao cho một mùa màng mới, cho đồng ruộng vẫn mãi mãi bạt ngàn một màu xanh.

“Người cầm súng và “người ra đồng” là hai lực lượng chính dựng xây Tổ quốc. Đây là mùa xuân trách nhiệm gắn với ý thức bảo vệ dân tộc. Người ra trận phải đổ máu, người ra đồng phải đổ mồ hôi nước mắt. Máu, mồ hôi, nước mắt của nhân dân ta đã góp phần giữ lấy mùa xuân mãi mãi của dân tộc.

Từ “cứ” đặt đầu câu thơ như một sự khẳng định, thể hiện một chân lí đơn giản mà thiêng liêng. Có thể nói bao nỗi nhọc nhằn, đắng cay của dân tộc được đáp lại bằng những mùa xuân tiếp nối vô tần.

2.Khổ thơ thứ ba ( trích dẫn khổ thơ 3 )

Nhà thơ Thanh Hải đã nhắc lại chặng đường 4000 năm của đất nước thông qua hệ thống các tính từ "vất vả", "gian lao" từ đó có thể cho thấy chặng đường dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là một chặng đường đầy những gian nan, khó khăn và thử thách, mất mát.

Hình ảnh so sánh "đất nước như vì sao" đã mở ra nhiều liên tưởng độc đáo và giàu ý nghĩa. Hình ảnh so sánh ấy vừa gợi đến nguồn sáng trường tồn mãi với không gian, thời gian, vừa gợi lên niềm tin của tác giả về một tương lai tươi sáng, rộng mở của đất nước với khí thế mạnh mẽ không gì cản nổi.

Cấu trúc song hành "đất nước bốn ngàn năm", "đất nước như vì sao" đã diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và là lời khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. Cụm từ "cứ đi lên phía trước" khép lại khổ thơ như một lời khẳng định, một sự thể hiện ý chí và lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá của nhà thơ và của cả dân tộc về tương lai tươi sáng, tốt đẹp của quê hương, đất nước.

 

Câu trả lời:

Tham khảo

Tiếng chuông báo thức reo lên, em thức dậy vươn vai một cái rồi nhẹ nhàng đi ra ban công ngắm nhìn quang cảnh buổi sáng bình minh nơi em đang sống, đó là một con phố nhỏ thân thuộc và bình yên.

Đường phố lúc này thật vắng vẻ, chờ đợi mãi cũng chỉ có 1-2 xe qua lại, tiếng lá khô rơi xuống đường gió thổi nghe xào xạc, không gian thật tĩnh lặng, tưởng chừng nghe được cả những tiếng gà gáy ở đằng xa vọng lại. Bầu trời lúc này rất trong lành, nền trời trong xanh chỉ có vài đám mây mỏng lững lờ trôi, thi thoảng lại có vài đàn chim lao vụt ra từ những ngọn cây rồi bay lên không trung như khởi động đôi cánh để bắt đầu hành trình kiếm ăn một ngày dài. Dọc hai bên đường phố những dãy nhà vẫn đóng kín mít cửa, đa số là nhà 2 tầng có nhà 3-4 tầng, các nhà san sát nhìn như dính vào với nhau. Bỗng những cây đèn đường vụt tắt, chúng đã được nghỉ ngơi sau một đêm chiếu sáng, những ngọn đèn giống như những người bảo vệ gác đêm cho con phố những giấc ngủ bình yên. Tiếng gõ "keng keng" bác nhân viên thu rác đã tới, thế là từ trong ngõ một số người đem rác ra đường vứt vào xe rác, đường phố nơi em ở không bao giờ để rác ngoài cửa qua đêm mà sẽ để rác trong nhà chờ đến sáng mới đem rác ra, như vậy sẽ giữ gìn cảnh quan đường phố cũng như bảo vệ bầu không khí của khu phố.

Đường phố nơi em ở luôn tự hào là đường phố sạch đẹp văn minh, mỗi người trong khu phố luôn nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường và cùng chung tay giữ gìn.