Phải, người họa sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn
bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. Làm một bức chân dung, phác họa như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)
Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng yếu tố ngôn ngữ nào?
Câu 2. Ghi lại 01 câu văn trong đoạn trích có thành phần biệt lập và cho biết đó là thành
phần biệt lập nào?
Câu 3. Bộ phận in đậm trong câu văn Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng
chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả
tim cũ được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống sử dụng biện
pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó.
Câu 4. Nêu hiệu quả nghệ thuật của các câu hỏi tu từ trong đoạn trích trên.
Câu 5. Qua đoạn trích, nhà văn đã gửi gắm một số quan điểm về nghệ thuật. Hãy ghi lại
ít nhất 01 quan điểm đó.
10 x 2 x 5 = 20 x 5= 100
11000 nha!!!!