Cây xanh đô thị được nói đến nhiều nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ. Tổ chức dải cây xanh cho các tuyến phố và cho các không gian xanh đô thị như công viên cây xanh, vườn hoa, dải cây xanh cách ly… sẽ khai thác được tối đa vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên đô thị.
Trong quy hoạch, các không gian xanh được coi như lá phổi của thành phố, là một không gian chức năng thành phố ban tặng cho cư dân đô thị để họ có cơ hội dời khỏi những khối bê tông đến để thả mình trong hòn đảo xanh của thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành hiếm hoi của đô thị
Cây xanh đô thị – lá phổi của thành phố
Trong kiến trúc cây xanh được thiết kế làm phông nền cho công trình nhờ sự sinh động của màu sắc và các lớp cây tạo không gian có chiều sâu giúp công trình hòa nhập với thiên nhiên.
Bố trí cây hợp lý sẽ che nắng tốt mà vẫn đảm bảo chiếu sáng tự nhiên cho công trình và đón được gió mát vào mùa hè, chống được gió lạnh vào mùa đông.
Thành công trong việc khai thác và tổ chức cây xanh trong đô thị tạo nên được sắc thái riêng của không gian góp phần làm tăng vẻ đẹp cảnh quan và tạo được hình ảnh riêng của thành phố.
Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu cây xanh Canada (FCA), một cây khỏe mạnh có thể hấp thụ khoảng 2,5 kg CO2/ năm, một cây trưởng thành có thể hấp thụ từ 3000 đến 7000 hạt bụi/ m3 không khí. Một cây trưởng thành có thể cung cấp lượng O2 cần thiết cho 4 người.
Theo nghiên cứu của Đại học (Michigan State University, Urban Forestry), sự hiện diện của một cây ở gần nhà giảm 30% lượng không khí ô nhiễm. Một cây trưởng thành hút mất 450 lít nước trong đất rồi lại trả về không khí dưới dạng hơi nước để làm mới không khí. Một cây phong có đường kính 30cm, trong một mùa nó có thể hút được lượng chất kim loại nặng trong đất như 60mg cadmium, 140 mg chrome, 820mg Nickel, và 5200mg chì.
Theo một nghiên cứu của Mỹ về giá trị đất ở thì sự hiện diện của một cây làm tăng thêm 18% giá trị môi trường.
Cây xanh đô thị có lợi ích gì?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nóng lên và môi trường đô thị đang tạo thành những đảo nhiệt, thì cây xanh là sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống như: cây xanh làm giảm lượng khí CO2 và tẩy đi mọi chất dơ bẩn trong không khí như ngăn bụi, giảm tiềng ồn, cây giảm nhiệt bằng cách tạo bóng mát và chống gió bão. Ta có thể tiết kiệm chi phí điều hòa và sưởi ấm nhờ trồng cây xung quanh công trình xây dựng. Cây giúp ta chống xói mòn và giữ đất. Cây tạo nên phong cảnh, cung cấp nơi cư trú, thức ăn cho các loài chim và bảo vệ cư dân thành phố.
Lý do trồng cây trong đô thị
1) Cây có tác dụng với tâm lý.
Mầu sắc của cây làm giảm bớt hành vi trong cuộc sống. Chúng ta nhận thấy rằng, cây trồng ở bệnh viện giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
2) Cây có tác dụng với không khí.
Cây hấp thụ CO2 và thải O2 giúp không khí trong lành
Cây hút nước dưới lòng đất và trả lại không khí dưới dạng hơi nước làm không khí mát mẻ hơn.
Lá cây và thân cây cản giữ bụi và làm giảm âm thanh, tiếng ồn thành phố. Nhất là loại cây có vỏ sần sùi và lá thô ráp, bụi bám lại cây khi mưa xuống “cát bụi lại trở về với cát bụi”.
Trồng cỏ trên sân đất hoặc bãi đất trống sẽ ngăn bụi sinh ra từ đất vào môi trường.
3) Cây có tác dụng làm sạch môi trường đất:
Một số loại cây thân gỗ có khả năng hấp thụ được các chất kim loại nặng trong đất ô nhiễm như chất Pb, Cd, Co, Zn, Cu nên cây có thể làm giảm được các chất độc hại sâm nhập tới nguồn nước ngầm khu vực dân cư.
4) Cây có tác dụng ngăn tiếng ồn
Âm thanh phản xạ qua lại nhiều lần qua các tán cây sẽ giảm lượng âm thanh đáng kể. Vì vậy, thiết kế các lớp cây trồng xen kẽ cây bụi, cây thấp tầng và cây cao để giảm bớt âm thanh thành phố đến các công trình.
5) Cây cải thiện hệ sinh thái
Tạo điều kiện cư trú cho chim, côn trùng, và các động vật khác. Thực tế là số lượng các loại chim khác nhau tùy thuộc vào cây trồng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cây xanh đô thị
1) Khí hậu
Đó là nhiệt độ và độ ẩm không khí
Mùa hè, ánh nắng chiếu xuống các bề mặt bê tông (công trình, sân, đường, hè phố…) và phản xạ lên thân và lá cây làm cây nóng hơn những cây trồng ở khu vực nông thôn.
Mùa đông, thời tiết khô hanh, gió lùa thường xuyên, độ ẩm không khí ít nên cây thiếu nước, đất khô làm giảm khả năng hút khoáng chất của rễ cây.
Vì vậy, cây xanh đô thị thoát hơi nước mạnh hơn cây xanh trong khu vực lâm nghiệp tự nhiên.
2) Môi trường nước
Nước rất cần cho cuộc sống của cây, ở đô thị chất lượng và lưu lượng nước hạn chế, bởi hầu hết bề mặt sân vườn đường phố đều là bê tông, mật độ xây dựng công trình trong đô thị lớn, nên khi mưa xuống không chảy tràn trên mặt đất và thấm xuống đất như ở môi trường tự nhiên, mà phần lớn nước mưa sẽ thoát vào hệ thống cống của đô thị, chỉ có một phần rất nhỏ nước mưa được thấm xuống lòng đất để nuôi cây.
3) Môi trường đất
Chất lượng của đất rất quan trong cho cây trồng:
– Đất nhiều sẽ đảm bảo sự gắn kết và trụ vững của cây để trống lại gió bão.
– Đất giữ chứa nước, giữ được chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và sự sống của cây.
– Đất cho phép hệ thống rễ cây hô hấp nhờ vào độ tơi xốp.
Nhưng trong các khu vực đô thị, đất nghèo chất dinh dưỡng, chật hẹp và bị nén chặt bởi các mảng khối bê tông của các tòa nhà, sân, đường và vỉa hè, Vấn đề này đã ngăn cản rễ cây di chuyển vào trong lòng đất, và khó khăn để hút ra các khoáng chất.
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường đất đang là vấn đề, các chất độc hại từ các công trình nhà ở, nhà máy, có thể là thải trực tiếp cũng có thể chỉ do rò rỉ đã có những ảnh hưởng đến sự sống của cây như rụng lá, bệnh, chết.
4) Ánh sáng
Cây luôn trực tiếp tiếp xúc với các tia cực tím ngoài trời, đôi khi tác động của thời gian chiếu nắng cả ngày còn gây nguy hiểm cho cây không kém tác hại của cường độ chiếu nắng.
Ngoài ra một ảnh hưởng trên mức bình thường đến sự phát triển của cây xanh trên đường phố chính là ánh sáng nhân tạo từ các cột đền cao áp dọc theo đường giao thông, trong công viên và trong các khu vườn dạo khác.
5) Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí cũng là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống của cây. Như các khí NO và NO2, CO, SO2
Khu vực đô thị, ô nhiễm độc hại chủ yếu là do khí thải từ ô tô (NO2), nhưng đặc biệt là ngành công nghiệp (SO2 ). Bụi khói đen bám vào thân, lá cây ngăn cản sự quang hợp.
6) Sâu bệnh
Hiện có các loại côn trùng, rầy nâu và các bệnh nấm do vi khuẩn tấn công cây trồng. Côn trùng và sâu bệnh không những ăn phá cây mà còn truyền tải các bệnh nấm đến cây
Bộ gõ tiếng Việt Unikey cho Linux, Win XP, Win 7, Win 8, Win 10, Xuất khẩu Lao động Nhật Bản, Máy đo pH, Máy đo độ ẩm đất, Vi sinh cải tạo đất trồng
Filed under: Công dụng của các loài hoa, Kinh nghiệm công trình, Tin tức
bán cây công trình, cây công trình, cây đô thị, cây xanh, cây xanh đô thị, công viên cây xanh, cung cấp cây công trình, dải cây xanh, dải cây xanh cách ly, vườn hoa