Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 10
Điểm GP 1
Điểm SP 8

Người theo dõi (1)

VD

Đang theo dõi (1)

NT

Câu trả lời:

Phạm Ngũ Lão được biết đến là một danh tướng thời trần, xuất thân tầng lớp bình dân nhưng tài cao đức độ nên ông nhanh chóng trở thành một trong những tướng tài hầu cận cho Hưng Đạo Vương. Phạm Ngũ Lão cũng nhắc tới với nhiều đóng góp về mặt văn học, với rất nhiều tác phẩm. Thuật hoài là một trong số những bài thơ nổi tiếng của ông, được lưu truyền rộng rãi và toát lên toàn bài là khát vọng mãnh liệt cảu tuổi trẻ trong xã hội phong kiến xưa, thực hiện được lí tưởng trung quân ái quốc.

Thuật Hoài được sáng tác trong bối cảnh đặc biệt, đó là khi triều đại nhà Trần sau khi có những chiến công lẫy lừng, đẩy lùi quân xâm lược Mông Nguyên. Để dương cao ngọn cờ yêu nước, truyền thống bất khuất kiên cường của dân tộc ta, cùng với đó là tinh thần và khí phách của anh hùng , nam nhi. Bài thơ có 4 câu, nhưng lại toát lên được những ý nghĩa lớn lao, khí thế bừng lên:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

Dịch thơ tiếng Việt:

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Thấm nhuần tư tưởng yêu nước từ sớm, Phạm Ngũ Lão đã sớm ý thức được tinh thần dân tộc lớn lao, lòng tự hòa dân tộc cũng như lí tưởng sống của đạo Nho- trung quân ái quốc. Ông ý thức rất rõ về trách nhiệm của mỗi người trước sự an nguy và vận mệnh của đất nước. Thuật hoài ra đời trong hoàn cảnh ấy, là một bài thơ được viết bằng chữ Hán, niêm luật chặt chẽ, âm hiệu hòa hùng, gắn với hình tượng kì vĩ. Hai câu đầu khắc họa vẻ đẹp lẫm liệt tràn đầy sức sống của những trang nam nhi,xả thân vì nước, thể hiện rất rõ hào khí Đông A. Điều mà tới nay, không chỉ có trang nam nhi mới làm được nhưng tư tưởng này lại hiện hữu rõ “ vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Ở câu đầu tiên, tác giả viết: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu.Câu thơ có nghĩa là “ cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu” nhưng câu dịch thơ lại là “ múa giáo non sông trải mấy thu”. Câu dịch thơ dù nhắc tới hình ảnh là “ múa giáo non sông” nhưng vẫn chưa lột tả hết sự oai phong , kiêu hùng với tư thế người lính trong tư thế dũng mãnh, giữa không gian rộng lớn của giang sơn, và đã trải qua một thời gian dài. Đây là hình tượng chủ chốt, lẫm liệt , tượng trưng cho dân tộc Việt quật cường.Ở câu thơ thứ hai “ Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” được dịch là: “ khí thế của ba quân mạnh như hổ báo, át cả sao Ngưu trên trời”. Dịch thơ: Ba quân hùng khí át sao Ngưu” Câu thơ thứ hai này chủ yếu đặc tả khí thế chiến đấu và tinh thần không gì có thể ngăn nổi. Với việc sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, nhằm làm nổi bật sức mạnh của nhân dân ta. “ khí thôn Ngưu “ là một cách nói khoa trương, tạo nên hình tượng kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ.

Hai câu thơ cuối , Phạm Ngũ Lão đã viết với âm hưởng khác hẳn hai câu thơ trước. Cảm xúc hào sảng ban đầu dần chuyển sang trữ tình, sâu lắng, như lời mình nói với mình. Âm hưởng trở nên thâm trầm, da diết.

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu).

Là một thành viên tham gia đạo quân anh hùng ấy, tác giả Phạm Ngũ Lão sớm trở thành một chiến binh với dày dặn kinh nghiệm và trở thành một vị tướng lẫy lừng. Con người ông luôn sôi sục khí thế , khát vọng công danh của đấng nam nhi. Cùng với đó là việc sử dụng điển tích điển cố, lấy chuyện Vũ Hầu để soi mình vào đấy để từ đó thấy được trách nhiệm của mình. Cũng từ hình ảnh ấy, để vươn lên trở thành một đấng nam nhi có tài có đức, chiến đấu vì sự nghiệp của nước nhà,một lòng trung quân ái quốc. Đọng lại ở trong lòng độc giả là tư tưởng tiến bộ của tác giả, đó là phận sự với vua, với đời chưa hết thì chưa thỏa khát vọng, trách nhiệm với xã tắc với vua tô.

Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba và luôn trái tim nhạy cảm của một thi nhân, trước những sự đổi thay và chuyển đổi, ông luôn có những cảm xúc suy nghĩ rất riêng. Ông đã sáng tác Thuật hoài mang âm hưởng trữ tình vừa bày tỏ được hùng tâm tráng trí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Thuật hoài có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về quan niệm nhân sinh và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại cùng với khí thế hào hùng, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm lớn lao đối với xã tắc.

Câu trả lời:

Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.
Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.
Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “ danh tiết” và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.