Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 63
Điểm GP 1
Điểm SP 50

Người theo dõi (31)

LN
YT
PT
H24

Đang theo dõi (20)

YT
PT
H24

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions from 36 to 42.

THE DIGITAL DIVIDE

  Information technology is influencing the way many of us live and work today. We use the Internet to look and apply for jobs, shop, conduct research, make airline reservations, and explore areas of interest. We use e-mail and the Internet to communicate instantaneously with friends and business associates around the world. Computers are commonplace in homes and the workplace.

  Although the number of Internet users is growing exponentially each year, most of the world’s population does not have access to computers or the Internet. Only 6 percent of the population in developing countries are connected to telephones. Although more than 94 percent of U.S. households have a telephone, only 42 percent have personal computers at home and 26 percent have Internet access. The lack of what most of us would consider a basic communications necessity -the telephone -does not occur just in developing nations. On some Native American reservations only 60 percent of the residents have a telephone. The move to wireless connections may eliminate the need for telephone lines, but it does not remove the barrier to equipment costs.

  Who has Internet access? Fifty percent of the children in urban households with an income over $75,000 have Internet access, compared with 2 percent ofthe children in low-income, rural households. Nearly half of college-educated people have Internet access, compared to 6 percent of those with only some high school education. Forty percent of households with two parents have access; 15 percent of female, single-parent households do. Thirty percent of white households, 11 percent of black households, and 13 percent of Hispanic households have access. Teens and children are the two fastest-growing segments of Internet users. The digital divide between the populations who have access to the Internet and information technology tools is based on income, race, education, household type, and geographic location. Only 16 percent of the rural poor, rural and central city minorities, young householders, and single parent female households are connected.

  Another problem that exacerbates these disparities is that African-Americans, Hispanics, and Native Americans hold few of the jobs in information technology. Women hold about 20 percent of these jobs and are receiving fewer than 30 percent of the computer science degrees. The result is that women and members of the most oppressed ethnic groups are not eligible for the jobs with the highest salaries at graduation. Baccalaureate candidates with degrees in computer science were offered the highest salaries of all new college graduates in 1998 at $44,949.

  Do similar disparities exist in schools? More than 90 percent of all schools in the country are wired with at least one Internet connection. The number of classrooms with Internet connections differs by the income level of students. Using the percentage of students who are eligible for free lunches at a school to determine income level, we see that nearly twice as many of the schools with more affluent students have wired classrooms as those with high concentrations of low-income students.

  Access to computers and the Internet will be important in reducing disparities between groups. It will require greater equality across diverse groups whose members develop knowledge and skills in computer and information technologies. If computers and the Internet are to be used to promote equality, they will have to become accessible to populations that cannot currently afford the equipment which needs to be updated every three years or so. However, access alone is not enough. Students will have to be interacting with the technology in authentic settings. As technology becomes a tool for learning in almost all courses taken by students, it will be seen as a means to an end rather than an end in itself. If it is used in culturally relevant ways, all students can benefit from its power.

 

The word “concentrations'' in the passage is closest in meaning to

A. confidence

B. protections

C. numbers

D. support

Câu trả lời:

Mk muốn các bn đọc bài này cùng vs dàn ý của mk các bn sẽ viets đc bài văn hay

Đã bao giờ bạn dừng lại và cần thận bỏ một ít tiền vào ca của một người ăn xin ven đường? Đã bao giờ bạn thấy thương những đứa bé bị nhiễm chất độc da cam, thay vì ghê sợ chúng? Và bạn đã từng vui vẻ khi nhường chiếc ghế đang ngồi trên xe buýt của mình cho một phụ nữ đang mang thai chưa?Nếu bạn trả lời :”Tôi có!” – thì xin chúc mừng bạn đã biết đồng cảm và chia sẻ với hoàn cảnh của người khác. Nhưng cũng đừng ngạc nhiên, khi cũng có rất nhiều người khác nói :”Chưa từng...!!”. Thử nghỉ xem trong dòng chảy xô bồ của cuộc sống, khi con người đặt nặng vật chất lên trên tinh thần, người ta còn bận toan tính thiệt hơn, còn phải chạy đua với thời gian, gồng gánh trên vai “cơm-áo-gạo-tiền” làm họ thấy không có gì quan trọng bằng cuộc sống của mình, họ không đủ sức để nghĩ đến người khác.

Vô hình dung, họ đang dần mất đi những giá trị đích thực của cuộc sống, mất đi cái nếp sống đồng cảm và sẻ chia đang rất cần trong xã hội hiện nay.
Đồng cảm là gì? – Đồng cảm là quên đi bản thân trong niềm vui và nỗi buồn của người khác, nhiều đến mức bạn thực sự thấy rằng niềm vui hay nỗi buồn mà người khác đang trải qua cũng chính là niềm vui hay nỗi buồn của chính bạn.
baibao%20cng%20tc%20x%20hi

Đồng cảm cũng không phải là điều gì đó xa vời, mà thực ra rất gần gũi đến mức ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Đồng cảm xuất phát từ những cử chỉ, hành động đơn giản mà đôi khi chúng ta không nhận ra: đó là những giọt nước mắt cảm thông,là những cái xiết tay chia sẻ, là những nụ cười khích lệ... đơn giản vậy mà cũng là quá khó với một số người?!
Có bao giờ trong cuộc sống đủ đầy của mình, bạn thấy tiếc khi bỏ đi chiếc áo chỉ hơi lỗi mốt, mà nghĩ đến,với chiếc áo ấy một người nghèo khó có thể vượt qua cả mùa đông.Có bao giờ, bạn thật sự vui, chúc mừng bạn mình đạt thành tích cao trong học tập, hay chỉ biết ghen tị?!

Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu ta biết đau với nỗi đau của người khác, vui với niềm hạnh phúc của người khác.Chỉ một hành động nhỏ, kịp thời, có lúc bạn đã cứu được một tâm hồn đang trên bờ vực của tuyệt vọng.Cho người ấy thêm niềm tin vào cuộc sống.Sẽ không khó khăn nếu chúng ta thật lòng cho đi yêu thương. Bởi điều đó rất có ý nghĩa với người được nhận sự đồng cảm.Còn người cho yêu thương thì sao? Họ sẽ trưởng thành hơn và tâm hồn của họ sẽ thêm giàu có. Thật trân trọng biết bao khi những người biết cho đi mà không cần nhận lại.
Đồng cảm sẽ có ý nghĩa hơn nếu người ta còn biết sẻ chia, đem suy nghĩ của mình chuyển thành hành động. Có người nói: “ Tôi không đủ để chia sẻ với người khác!”. Nhưng thưa: “Không!!”- cái mà bạn có rất nhiều, nhiều hơn cả vật chất của bạn, đó chính là tấm lòng. Có là nhiều không khi bạn chia sẻ chiếc bánh mì trên tay mình cho một em bé gầy nhom đang rất đói?! Có là nhiều không khi bạn dành chút ít thời gian để lắng nghe chia sẻ với người bạn của mình?! Và cũng thật có ích, nếu bạn cùng với những người bạn cùng lớp chia sẻ những tập vở, quần áo cũ cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Ai trong cuộc sống này cũng cần được sẻ chia, với người đang vui vẻ, hạnh phúc thì sự chia sẻ của chúng ta là những lời chúc chia vui cùng họ.
Vậy chia sẻ là gì? – Chia sẻ là sự cho đi, quan tâm hay giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần bằng tất cả khả năng của mình, giúp họ vượt qua khó khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Đừng nghĩ rằng chỉ có những điều to tát mới đáng chia sẻ, nếu nghĩ như vậy thì chẳng bao giờ bạn chia sẻ được cho ai cái gì.

Tưởng tượng xem, nếu trong cuộc sống này đồng cảm và sẻ chia không tồn tại thì thế giới này sẽ ra sao đây? Không có đồng cảm chia sẻ, một người cán bộ nhà nước không thể hiểu những khó khăn của nhân dân, dẫn đến xa rời dân, tắc trách trong công việc. Một người thầy giáo không hiểu hoàn cảnh của học trò, chỉ biết dạy hết giờ rồi ra về, làm sao giúp đỡ những học trò yếu kém vương lên, những học trò nghèo có động lực vươn lên trong học tập. Một người cha không đồng cảm với hoàn cảnh con mình thì làm sao nuôi dạy cho tốt?!
Thực tế hiện nay, xã hội rất quan tâm đến những người nghèo, những người bệnh tật, khuyết tật...cũng có rất nhiều hoạt động giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Đó là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự cảm thông chia sẻ, thắt chặt tình người. Qua các chương trình “Vì người nghèo”, “Thắp sáng ước mơ”, “Trái tim cho em”, “Ngôi nhà mơ ước”....đã giep vào tâm hồn những người, những gia đình được giúp đỡ một hi vọng sống mãnh liệt. Chắc bạn chưa biết, bà Huỳnh Thị Phấn, ngoài 70 tuổi, bị ung thư tử cung, hằng ngày bà phải vất vả đi bán vé số nuôi thằng cháu mới 8 tuổi bị nhiễm HIV, mồ côi cả bố mẹ (đều chết vì AIDS).Hai bà cháu đang sống với thu nhập 15000 đồng/ngày tại một ngôi nhà tình nghĩa ở khóm 10, ấp Long Thị C, huyện đảo Tân Châu (An Giang). Bà bảo, bà sẽ không thiếu ăn nếu không có những ngày phải bỏ bán vé số vì cơ thể đau đớn. Bà mong, bà không bị ốm, bà sẽ có đủ 300000 đồng/tháng lo cho hai bà cháu. Thành viên của nguoitoicuumang tình nguyện giúp hai bà cháu 150000 đồng/tháng. Rồi một phòng khám ở địa phương cũng hỗ trợ thêm mỗi tháng 10kg gạo. Vậy là từ đấy hai bà cháu nghèo không phải lo “nay no mai đói” nữa.

Đó chính là nghĩa cử cao đẹp của những con người có tấm lòng bao dung nhân ái đáng được hoan nghênh. Nhưng nể phục hơn nữa là ý tưởng thành lập trang web www.nguoitoicuumang.com của ba chàng trai trẻ có tấm lòng đồng cảm với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Việc làm tốt đẹp ấy không chỉ gói gọn trong một nhóm nhỏ những người có tấm lòng nhân ái, mà đã và đang kêu gọi được thêm nhiều người khác cùng nhau chung sức giúp đỡ những người nghèo khó.

Hành động đồng cảm và sẻ chia không chỉ giới hạn trong không gian, thời gian, một miền quê mà còn là vòng tay nối kết cả thế giới. Cách đây 1 năm, vào ngày 12/1 trận động đất kinh hoàng ở Haiti làm cả thế giới chấn động vì số người chết quá cao và vì Haiti là một đất nước quá nghèo. Chỉ trong nháy mắt, hơn 230.000 người thiệt mạng và mất tích. Mạnh hơn Haiti 1000 lần, trận động đất 27/2 ở Chile đã gây ra sự tàn phá rất lớn, là một trong những trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử thế giới khiến gần 1000 người chết và mất tích. Chỉ sau vài giờ đồng hồ, các quốc gia các tổ chức trên thế giới đã có những hành động thiết thực, viện trợ kịp thời hay tình nguyện xóa nợ đọng của các quốc gia ấy để Haiti và Chile sớm vượt qua khó khăn.

Các bạn ạ! Mỗi người, mỗi ngày, hãy dành một khoảng thời gian, để dừng lại bên đời một chút dành cho nhau những chia sẻ ngọt ngào. Đồng cảm và sẻ chia đã và đang là nếp sống tốt đẹp rất cần được gìn giữ. Có đồng cảm và sẻ chia ta sẻ không phải hổ thẹn khi được con là CON NGƯỜI. Nếp sống tốt đẹp đó không chỉ sưởi ẩm lòng người khác mà còn đem lại hạnh phúc cho chính mình, mở ra một hy vọng cho một tương lai tươi sáng cho quê hương, đất nước, cho toàn nhân loại.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi

Câu trả lời:

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.


Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

Câu trả lời:

* Mở bài: Giới thiệu câu chuyện: - Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, không gian nơi xảy ra câu chuyện. Giới thiệu nhân vật trong câu chuyện: tôi (tự giới thiệu) được ở cùng Bác Hồ trong mái lều tranh xơ xác vào một đêm mưa lạnh trên đường đi chiến dịch * Thân bài: - Kể lại diễn biến câu chuyện, trong đó có kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và bộc lộ cảm xúc, câu chuyện được kể lại qua lời kể của anh đội viên (nhân vật tôi: vừa là người chứng kiến, vừa là người tham gia vào câu chuyện). + Lần đầu thức giấc, tôi ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi “trầm ngâm” bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động khi tôi hiểu rằng Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ. Niềm xúc động càng lớn khi được tôi chứng kiến cảnh Bác đi “dém chăn” cho từng chiến sĩ với bước chân nhẹ nhàng… + Tâm trạng mơ màng: Bác vừa lớn lao, vĩ đại, vừa gần gũi, thân thương như một người Cha đối với chúng tôi-những người chiến sĩ... Trong sự xúc động cao độ, thầm thì, tôi hỏi nhỏ: “Bác ơi ! Bác chưa ngủ ? Bác có lạnh lắm không ?” Bác ân cần trả lời: “ Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc” (anh đội viên tự bộc lộ tâm trạng …) + Lần thứ ba thức dậy, trời sắp sáng, tôi “hốt hoảng giật mình” vì vẫn thấy Bác vẫn “ngôi đinh ninh – chòm râu im phăng phắc”. - Kể lại diễn biến câu chuyện qua lời đối thoại giữa anh với Bác Hồ, đồng thời tự bộc lộ diễn biến tâm trạng … qua đó nêu bật được hình tượng Bác Hồ: giản dị, gần gũi nhưng cũng thật vĩ đại, lớn lao… - Được tiếp cận, được thấu hiểu tình thương yêu của Bác với bộ đội và nhân dân ta, tôi như lớn thêm lên về tâm hồn, như được hưởng một niềm hạnh phúc lớn lao, bởi thế nên: “Lòng vui sướng mênh mông”, tôi “thức luôn cùng Bác” * Kết bài: - Cảm nhận của người chiến sĩ: đêm không ngủ được kể lại trên đây chỉ là một trong vô vàn đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là một “lẽ thường tình” vì “Bác là Hồ Chí Minh” - Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, thể hiện rõ tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ, của nhân dân ta đối với Bác Hồ….