Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 36
Số lượng câu trả lời 9
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (1)

DL

TN

Lời nói dối có thể che đậy một sự việc xảy ra với người khác tuy nhiên nói dối gây nhiều tác hại trong đó có đánh mất lòng tin từ người khác. Lời nói dối gây nhiều thiệt hại đặc biệt với bản thân chúng ta.Nói dối là gì? Nói dối là nói những lời không chân thật, sai lệch với sự thật đối khi trái hẳn với thực tế một cách vô tình hoặc cố ý.  Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự nói dối ? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta phải nói dối, có thể kể đến như là do tính cách của chúng ta bị ảnh hưởng trong môi trường không tốt. Sống ở một nơi mà ở đó họ rất hay nói dối, hoặc chính ba, mẹ trong gia đình cũng hay nói dối hình thành một lối suy nghĩ không tốt cho chúng ta. Hậu quả làm cho chúng ta hình thành tính cách xấu, thói quen nói dối ban đầu là nói dối những điều nhỏ nhặt, sau lớn dần thành nói dối những việc lớn hơn thậm chí là lừa đảo, sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác.Chúng ta có thể thấy những lời nói dối có thể làm ảnh hưởng đến những người khác như một người luật sư đã đổ oan tội giết người cho một người khác và đã làm người đó vào tù đến vài năm sau mới biết người luật sư nói dối. Chao ôi! Chúng ta có thể thấy việc nói dối rất ảnh hưởng đến những người khác.Tuy nhiên, trong một số trường hợp nói dối có thể có ích như bác sĩ nói dối với bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, bác sĩ có thể nói là bệnh đang ở mức độ bình thường thì bệnh nhân có thể an tâm tiếp tục điều trị. Tóm lại, học sinh chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình một lối sống tốt, một nhân cách đẹp, nói không với những lời nói dối

Hãy tìm ở đoạn văn trên có câu nào là câu cầu khiến,câu nghi vấn,câu cảm thán,câu phủ định,câu trần thuật không.

TN

Người xưa đã dạy lí thuyết không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. Học đi đôi với hành  là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu.  Đi đôi có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời.Còn hành là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống.Phương châm "học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng đắn. Một trong hai việc trên đều rất quan trọng.  Từ thời xa xưa, cha ông ta đã đề cao việc học tập, bởi có học, ta mới nhận biết được đâu là đúng sai phải trái, thế nào là tốt xấu, từ đó giúp ta cách ứng xử giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc làm thế nào để đạt hiệu quả cao. Nhưng học không thì không đủ, nó chỉ là lí thuyết suông nếu ta không chịu thực hành nó.”Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi.Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường.Than ôi! thực tế rất đáng buồn hiện nay là nước ta đang càn quá coi trọng lí thuyết mà chưa đầu tư nhiều cho thực hành.Là học sinh,chúng ta hãy nghiêm túc trong việc học .Học là phải hiểu bài,và hiểu là phải thực hành.Không học vẹt,học tủ,học cho có.Khi học xong thì cần phải ôn lai bài và làm lại các bạn tập vận dụng để có thể nhớ đc những bài vừa học.Nhờ thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành” mà chúng ta học tập mỗi ngày một càng tiến bộ.

Hãy tìm ở đoạn văn trên có câu nào là câu cầu khiến,câu nghi vấn,câu cảm thán,câu phủ định,câu trần thuật không.

TN

Tinh thần tự học là một vấn đề rất rộng lớn và mang tính chất giáo dục. Đó cũng là một công việc thiết yếu của mỗi người. Để học tập hiệu quả, con người có nhiều phương pháp khác nhau. Những phương pháp đó đều giúp ta thu nhận kiến thức được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một vấn đề đã được đặt ra mà không phải ai cũng nắm được trong con đường tìm tri thức: vấn đề tự học.  tinh thần tự học có nghĩa như thế nào? Tinh thần tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức . Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè , tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi .Thực tế ngày nay cho thấy cách học phổ biến của học sinh chưa mang lại hiệu quả cao. Nhiều bạn đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp. Thầy cô dạy như thế nào thì hiểu và học như thế dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo.  Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mươi lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng. Tự học luôn là phương pháp học  tập hiệu quả, ít tốn kém và phù hợp cho mọi đối tượng.

Hãy tìm ở đoạn văn trên có câu nào là câu cầu khiến,câu nghi vấn,câu cảm thán,câu phủ định,câu trần thuật không.

giúp em với ạ,em cần gấp

TN

Học tủ là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, là gì? Học tủ là cách học may rủi, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra, cách học này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra, nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách. Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử. Nguyên nhân của hiện tượng này cần nói đến trên hết là ý thức chủ quan của học sinh: một số học sinh ý thức học tập kém, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, chỉ quan tâm đến việc học, chỉ quan tâm đến điểm thi. Ngoài ra, còn do bản tính lười biếng, ham chơi, muốn học để làm việc khác cho nhanh hoặc muốn đạt điểm cao. Hậu quả làm cho chất lượng học tập càng đi xuống,học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức, gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, gian lận trong thi cử.Dẫn chứng: học văn mà chỉ biết học thuộc mà ko biết động não suy nghĩ,phân tích tác phẩm thì sẽ ko hiểu sâu hiểu rõ được. Tóm lại, học tủ là cách học sai lầm mà tất cả chúng ta nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.

Hãy tìm ở đoạn văn trên có câu nào là câu cầu khiến,câu nghi vấn,câu cảm thán,câu phủ định,câu trần thuật không.

giúp em với ạ,em cần gấp