HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Câu 18: Chọn phát biểu không đúng :
A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.
D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc.
Câu 19: Trong các trường hợp sau, trường hợp lực ma sát có hại là :
A. Em bé đang cầm chai nước trên tay. B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.
C. Con người đi lại được trên mặt đất. D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.
Câu 20: Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng. B. Ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh .
C. Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng. D. Xe đạp đang xuống dốc.
Câu 21: Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng
A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất. B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí.
C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước. D. Chỉ chịu lực cản của không khí.
Câu 16: Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để
A. Tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
B. Tạo ra ma sát lăn giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
C. Tạo ra ma sát nghỉ giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
D. Tăng mức quán tính của xe làm xe dừng lại nhanh hơn.
Câu 17: Trường hợp lực xuất hiện không phải là lực ma sát là :
A. Xe đạp đi trên đường. B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn.
C. Lò xo bị dãn. D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào.
Câu 13: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật là:
A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng. B. Cành cây đung đưa trước gió.
C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. D. Em bé đang đi xe đạp.
Câu 14: Đơn vị của trọng lực là:
A. Niuton (N). B. Kilogam (Kg). C. Lít (l). D. Mét (m).
Câu 15: Cho ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg. Khối kim loại có trọng lượng lớn nhất là
A. Đồng. B. Nhôm. C. Sắt. D. Ba khối kim loại có trọng lượng bằng nhau.
Câu 10: Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Lò xo dài thêm 4 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 5 N nữa thì chiều dài của lò xo lúc này là:
A. 24 cm. B. 25cm. C. 21cm. D. 5cm.
Câu 11: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là :
A. 2 cm. B. 3 cm. C. 4 cm. D. 1 cm
Câu 12: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn
A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách. B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
C. Bằng trọng lượng của quyển sách. D. Bằng 0.