Câu 36 : Phần lớn các loài ruột khoang sống ở đâu ?
A. Sông. B. Biển. C. Ao. D. Hồ.
Câu 37: Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng cách nào ?
A. Các xúc tu. B. Các tế bào gai mang độc.
C. Lẩn trốn khỏi kẻ thù. D. Trốn trong vỏ cứng.
Câu 38: Động vật ngành ruột khoang nào có khả năng tái sinh ?
A . Sứa B . Hải Quỳ C .Thủy tức D . San hô
CHƯƠNG III .CÁC NGÀNH GIUN
Câu 39 : Hình dạng nào là của sán lông ?
A. Hình trụ tròn. B. Hình sợi dài. C. Hình lá. D. Hình dù.
Câu 40 : Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan?
A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau.
C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông.
D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao.
Câu 41 : Sán lá gan có bao nhiêu giác bám để bám để bám chắc vào nội tạng vật chủ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 42: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lá gan?
A. Miệng nằm ở mặt bụng. B. Mắt và lông bơi tiêu giảm.
C. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng kém phát triển. D. Có cơ quan sinh dục đơn tính.
Câu 43: Sán lá gan đẻ trứng ,trứng gặp nước sẽ :
A . Nở thành ấu trùng lông B .Phát triển thành ấu trùng có đuôi
C. Chết D .Bị động vật khác ăn thịt
Câu 44 : Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :
Sán lá gan đẻ nhiều trứng, trứng gặp nước nở thành ấu trùng …(1)… và sau đó ấu trùng kí sinh trong …(2)…, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng …(3)…, loại ấu trùng này rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh và biến đổi trở thành …(4)…. Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
A. (1) : có đuôi ; (2) : cá ; (3) : có lông bơi ; (4) : trứng sán
B. (1) : có đuôi ; (2) : ốc ; (3) : có lông bơi ; (4) : kén sán
C. (1) : có lông bơi ; (2) : ốc ; (3) : có đuôi ; (4) : kén sán
D. (1) : có lông bơi ; (2) : cá ; (3) : có đuôi ; (4) : trứng sán
Câu 45 :Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan là gì?
A. Cá. B. Ốc C. Trai. D. Hến.
Câu 46 : Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang một cơ quan sinh dục lương tính?
A. Sán lá gan. B. Sán lá máu. C. Sán bã trầu. D. Sán dây.
Câu 47 :Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh?
A. Sán lá gan, sán dây và sán lông. B. Sán dây và sán lá gan.
C. Sán lông và sán lá gan. D. Sán dây và sán lông.
Câu 48 : Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người ?
A. Sán bã trầu. B. Sán lá gan.
C. Sán dây. D. Sán lá máu.
Câu 49: Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong gan , mật trâu bò ?
A. Sán bã trầu. B. Sán lá gan.
C. Sán dây. D. Sán lá máu.
Câu 50: Nhóm nào dưới đây có giác bám?
A. Sán dây và sán lông. B. Sán dây và sán lá gan.
C. Sán lông và sán lá gan. D. Sán lá gan, sán dây và sán lông.
Câu 51 :Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là
A. Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.
B. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.
C. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.
D. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.
Câu 52: Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khoẻ con người?
A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hoá, là cơ thể suy nhược.
B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 53: Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào?
A. Đường tiêu hoá. B. Đường hô hấp.
C. Đường bài tiết nước tiểu. D. Đường sinh dục.
Câu 54: Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây?
A. Cơ dọc kém phát triển. B. Không có cơ vòng.
C. Giác bám tiêu giảm. D. Đầu nhọn.
Câu 55:Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
A. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.
B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.
C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 56: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Trứng giun đũa theo …(1)… ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng …(2)… trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến …(3)… thì ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần hai mới kí sinh tại đây.
A. (1): phân; (2): ấu trùng; (3): ruột non.
B. (1): phân; (2): kén; (3): ruột già.
C. (1): nước tiểu; (2): kén; (3): ruột non.
D. (1): mồ hôi; (2): ấu trùng; (3): ruột già.
Câu 57. Số lượng trứng mà giun đũa cái đẻ mỗi ngày khoảng
A. 2000 trứng. B. 20000 trứng.
C. 200000 trứng. D. 2000000 trứng.
Câu 58: Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em?
A. Đi chân đất. B. Ngoáy mũi.
C. Cắn móng tay và mút ngón tay. D. Xoắn và giật tóc.
Câu 59: Trong các đặc điểm sau, giun đũa khác với sán lá gan là :
A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác. B. Tiết diện ngang cơ thể tròn
C. Đời sống. D. Con đường lây nhiễm.
Câu 60: Có bao nhiêu biện pháp phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người trong số những biện pháp dưới đây?
1. Uống thuốc tẩy giun định kì.
2. Không đi chân không ở những vùng nghi nhiễm giun.
3. Không dùng phân tươi bón ruộng.
4. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.
5. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Số ý đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 61: Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn?
A. Đỉa, giun đất. B. Giun kim, giun đũa.
C. Giun đỏ, vắt. D. Lươn, sá sùng.
Câu 62: Vì sao tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao?
A. Nhà tiêu, hố xí… chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán.
B. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến ruồi, muỗi phát triển làm phát tán bệnh giun.
C. Ý thức vệ sinh cộng đồng còn thấp (ăn rau sống, tưới rau bằng phân tươi…).
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 63: Loài giun nào gây ra bệnh chân voi ở người?
A. Giun móc câu. B. Giun chỉ. C. Giun đũa. D. Giun kim.
Câu 64 : Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Khi sinh sản, hai con giun đất chập …(1)… vào nhau và trao đổi …(2)….
A. (1): phần đầu; (2): tinh dịch B. (1): phần đuôi; (2): trứng
C. (1): phần đuôi; (2): tinh dịch D. (1): đai sinh dục; (2): trứng
Câu 65 : Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun?
A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.
B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.
C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.
D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.
Câu 66:Thức ăn của giun đất là gì?
A. Động vật nhỏ trong đất. B. Chất dinh dưỡng trong ruột của vật chủ.
C. Vụn thực vật và mùn đất. D. Rễ cây.
Câu 67:Rươi di chuyển nhờ đâu :
A. Giác bám. B. Hệ cơ thành cơ thể.
C. Chi bên. D. Tơ chi bên.
Câu 68: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những đại diện của ngành Giun đốt?
A. Rươi, giun móc câu, sá sùng, vắt, giun chỉ.
B. Giun đỏ, giun chỉ, sá sùng, đỉa, giun đũa.
C. Rươi, giun đất, sá sùng, vắt, giun đỏ.
D. Giun móc câu, bông thùa, đỉa, giun kim, vắt.