Câu 2. Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chạy với vận tốc 54 km/h thì người tài xế tắt máy để xe chạy theo quán tính. Người ấy thấy rằng xe sẽ dừng lại sau khi đi được đoạn đường 50 m.
a) Tính động năng của xe ở thời điểm tắt máy.
b) Tính độ biến thiên động năng của xe.
c) Tính công của lực cản trung bình tác dụng lên xe.
d) Xem như lực cản là lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường. Tính hệ số ma sát.
Một ô tô có khối lượng 2 tấn bắt đầu khởi hành chuyển động nhanh dần đều trên đoạn đường nằm ngang có hệ ma sát là 0,04. Lực phát động của động cơ không đổi F = 3000N .Cho G = 10 m/s2
A)Tính gia tốc của ô tô
B)Tính quãng đường ô tô khi chạy được sau 10 s
C)Giả sử sau khi chạy được 10 s,xe máy tắt máy. Tìm quãng đường ô tô chạy thêm được trước khi dừng lại hẳn
Câu 1: Một ô tô có khối lượng 1,8 tấn đang đứng yên và bắt đầu chuyển động dưới tác động của lực động cơ Fk.Sau khi đi được quãng đường 300 m, vận tốc ô tô đạt được 54 km/h.Trong quá trình chuyển động hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,05. Lấy g = 10 m/s2
A.Tính lực ma sát và lực kéo Fk
B. Tính thời gian từ lúc ô tô bắt đài chuyển động đến lúc đạt vận tốc 54 km/h
Anh/Chị hãy đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mênh mang giữa đất với trời
Khúc ca lúa chín lả lơi óng vàng
Dệt lên tình khúc bậc thang
Âm vang, hùng vĩ bản làng quê hương.
Giai điệu cuộc sống vô thường
Giải lụa lượn sóng ruộng nương trổ cờ
Bao la rừng núi dệt thơ
Nét đẹp kỳ vĩ sững sờ nhân gian
Đan xen đồi núi xếp làn
Nhấp nhô gọi gió núi ngàn khoe duyên
Khác chi cảnh vật thần tiên
Kỳ quan thắng cảnh vùng miền cước sơn.
(Giai điệu quê hương, Lãng Du Khách)
Trắc nghiệm (4,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất
1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Năm chữ
B. Lục bát
C. Bảy chữ
D. Tám chữ
Câu 2. Cách gieo vần trong hai câu thơ sau: “Mênh mang giữa đất với trời/Khúc ca lúa chín lả lơi óng vàng”
A. Vần chân
B. Vần lưng
C. Vần ngắt quãng
D. Vần liên tiếp
3. Dòng nào sau đây được xem là nội dung đầy đủ của bài thơ trên?
A. Vẻ đẹp nên thơ, diệu kì của thiên nhiên
B. Vẻ đẹp bình yên, thơ mộng nhưng cũng thật kỳ vĩ, lớn lao của quê hương
C. Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của quê hương
D. Vẻ đẹp lớn lao của thiên nhiên, đất trời.
4. Hai câu thơ sau bộc lộ tâm trạng, cảm xúc gì của chủ thể trữ tình: “Khác chi cảnh vật thần tiên/Kỳ quan thắng cảnh vùng miền cước sơn”
A. Ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú
B. Choáng ngợp, sợ hãi
C. Thích thú, tiếc nuối, hoài niệm
D. Hạnh phúc, biết ơn, tận hưởng
5. Chỉ ra cách ngắt nhịp trong 2 câu thơ đầu tiên:
A. 2/4 – 4/4
B. 3/3 – 4/4
C. 2/4 – 4/4
D. 4/2 – 2/2/2/2
6. “Khúc ca” trong “Khúc ca lúa chín lả lơi óng vàng” chỉ:
A. Âm thanh của gió và lúa hòa quyện vào nhau tạo nên khúc hát du dương
B. Tiếng hát vui mừng của người nông dân trong vụ mùa lúa chín
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
7. Đọc hai câu thơ: “Đan xen đồi núi xếp làn/Nhấp nhô gọi gió núi ngàn khoe duyên”. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong hai câu trên.
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. So sánh
8. Trong bài thơ chủ thể trữ tình xuất hiện dưới hình thức nào?
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. Ẩn
D. Nhập vai