Bài 12: Cho đoạn mạch gồm R1//R2. Biết R1 = 20Ω, I1 = 4A, I2 = 2,2A. U không đổi.
a./ Tính U, R2.
b./ Thay R1 bằng R3 thì I’ = 5,2A. Tính R3. Tính cường độ dòng điện qua R2 khi đó.
Bài 13: Mắc hai điện trở R1, R2 vào hiệu điện thế 90V. Nếu R1 nt R2 thì cường độ dòng điện của mạch là 1A. Nếu R1//R2 thì cường độ dòng điện của mạch là 4,5A. Tính R1, R2.
Bài 14: Đặt 1 hđt 48V vào 2 đầu đm gồm R1//R2 thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch chính là 2A. Biết R1 = 2R2
a) Tính R1, R2
b) Nếu mắc R1 nt R2 thì phải đặt vào 2 đầu đm này 1 hđt là bao nhiêu để cường độ dòng điện qua mỗi điện trở bằng 2A?
Bài 15: Cho đoạn mạch gồm R1//R2//R3. Biết R1 = 2R2 = 3R3, U = 60V, I = 9A. Tính I1, I2, I3, R1, R2, R3.
Bài 5. Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
1. Câu 1 và câu 2 trong đoạn văn bản trên được nối bởi từ nào? Từ đó thuộc kiểu từ loại nào?
2. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
3. Qua câu văn “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” em hiểu Vũ Nương là người như thế nào?
4. Cụm từ “Rồi trong chốc lát” là thành phần gì trong câu?
5. So với văn bản gốc “Vợ chàng Trương”, tác giả Nguyễn Dữ đã có sáng tạo như thế nào ở văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”?
6. Vì sao nói truyện kết thúc có hậu nhưng vẫn bi kịch?
7. Trong chương trình Ngữ văn em cũng đã học một văn bản cũng nói về một nhân vật lựa chọn cái chết để giữ gìn danh dự của mình. Hãy ghi lại tên văn bản và tác giả của văn bản đó.
8. Chuyển lời thoại của nhân vật Vũ Nương trong đoạn văn trên thành lời dẫn gián tiếp
9. Phân tích tác dụng của chi tiết kì ảo trong đoạn văn bản trên.
10. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng- phân- hợp cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong văn bản (đoạn văn sử dụng câu bị động, câu ghép).
Bài 3. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:
- Đây này!
Thì ra, thường ngày ở nhà một mình, nàng hay đùa với con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.
1. Ghi lại nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn.
2. Trong đoạn văn bản trên có sử dụng một câu ghép, hãy ghi lại và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép đó. Chỉ ra quan hệ từ và cho biết mối quan hệ giữa 2 vế trong câu ghép đó.
3. Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện, hãy viết đoạn văn từ 10-12 câu theo cách lập luận diễn dịch phân tích và làm rõ cái hay của chi tiết đó.
Bài số 6: Cho 18,2g hỗn hợp gồm MgO và Al2O3 tác dụng với 250g dung dịch H2SO4 19,6%. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu? d. Tính nồng độ % của chất có trong dung dịch thu được sau phản ứng? d. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 12% (d = 1,1g/ml) để trung hòa hết lượng axit ở trên