Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 38
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu 13 : Trên vỏ một máy bơm nước có ghi 220V - 750W thì cường độ dòng điện định mức của máy bớm là

A. 3,41A

B. 0,341A

C. 34,1A

D. 3,14A

 

Câu 14 : Một bóng đèn có ghi 220V - 75W. Công suất điện của bóng đèn bằng 75W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế 

A. đúng bằng 110V

B. đúng bằng 220V

C. nhỏ hơn hoặc bằng 220V

D. lớn hơn hoặc bằng 220V

 

Câu 15 : Chọn phát biểu đúng khi nói về công suất của dòng điện 

A. Đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện là công suất của dòng điện

B. Đại lượng đặc trưng cho công của dòng điện gọi là công suất của dòng điện

C. Đại lượng đặc trưng cho sự chuyển hóa năng lượng của dòng điện gọi là công suất của dòng điện

D. Đại lượng đặc trưng cho dòng điện gọi là công suất của dòng điện

 

Câu 16 : Số đếm của công tơ điện tại các hộ gia đình cho biết

A. số thiết bị điện mà gia đình đó đã sử dụng

B. thời gian mà gia đình đó đã dùng các thiết bị điện

C. công suất điện mà gia đình đó đã sử dụng

D. điện năng mà gia đình đó đã sử dụng

 

Câu 17 : Trong các dụng cụ thiết bị điện nào dưới đây, điện năng được chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng ?

A. bàn là, bếp điện, máy sấy tóc.

B. nồi cơm điện, quạt điện, lò vi sóng.

C. lò nướng, máy xay sinh tố, bình nóng lạnh

D. máy giặt, máy bơm nước, ấm siêu tốc

 

Câu 18 : Một đoạn mạch được đặt vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất của đoạn mạch là P. Khi đó, công A của dòng điện sản ra ở đoạn mạch trong thời gian t được xác định bởi công thức 

A. A = P.t

B. A = \(\dfrac{P}{t}\)

C. A = U.I

D. A = \(\dfrac{U}{I}\)

Giải thích đáp án từng câu giúp mình luôn nha ! Mình cảm ơn

Câu 7 : Đặt một kim nam châm trong la bàn cạnh dây dẫn có dòng điện một chiều đi qua. Nếu đổi chiều dòng điện thì

A. chiều kim nam châm không thay đổi.

B. kim nam châm quay ngược lại.

C. kim nam châm quay hướng Nam - Bắc địa lí

D. kim nam châm quay liên tục.

 

Câu 8 : Để nhận biết từ trường, người ta sử dụng

A. nam châm thử

B. mạt sắt

C. dây dẫn có dòng điện

D. nam châm chữ U

 

Câu 9 : Lực đo dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là 

A. lực hấp dẫn.

B. lực từ.

C. lực đàn hồi.

D. lực điện từ.

 

Câu 10 : Đặt vào hai đầu điện trở có giá trị bằng 6Ω, một hiệu điện thế 12V thì công suất tỏa nhiệt trên điện trở bằng 

A. P = 24W

B. P = 2W

C. P = 24J

D. P = 72W

 

Câu 11 : Một nồi cơm điện có hai chế độ là "nấu" và "hâm nóng". Công suất của nồi cơm điện

A. khi ở chế độ "nấu" lớn hơn chế độ "hâm nóng"

B. khi ở chế độ "nấu" nhỏ hơn chế độ "hâm nóng"

C. khi ở chế độ "nấu" hay chế độ "hâm nóng" đều bằng nhau

D. khi ở chế độ "nấu" và chế độ "hâm nóng" đều không tiêu thụ điện năng

 

Câu 12 : Mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220V - 60W vào ổ điện có hiệu điện thế 110V. Cho rằng điện trở của dây tóc bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ. Công suất của bóng đèn khi đó là 

A. 30W

B. 15W

C. 45W

D. 60W

Giải thích từng đáp án giúp mình luôn nha ! Mình cảm ơn

Câu 1 : Trường hợp nào dưới đây có tác dụng của từ trường ?

A. Dây dẫn nóng lên khi có dòng điện đi qua 

B. Dòng điện trong cuộn dây làm kim la bàn bị lệch khỏi hướng Nam - Bắc địa lí.

C. Dòng điện có thể phân tích muối đồng và giải phóng đồng nguyên chất.

D. Dòng điện có thể gây co giật

 

Câu 2 : Để tạo ra từ phổ của ống dây, người ta cần dùng :

A. ống dây, mạt sắt, bút dạ.

B. ống dây, nguồn điện, mạt sắt.

C. nam châm, lõi sắt non, la bàn.

D. nam châm, các vật bằng sắt, la bàn.

 

Câu 3 : Thông số kĩ thuật của một bàn là có ghi : 220W - 1500W. Khi bàn là hoạt động bình thường, cường độ dòng điện và điện trở của bàn là

A. I = 6,82A, R= 32,3Ω

B. I = 0,682A, R = 323Ω

C. I = 0,15A, R = 68,2Ω

D. I = 3,23A, R = 68,2Ω

 

Câu 4 : Chọn phát biểu sai dưới đây

A. Các đường sức từ của thanh nam châm cùng đi vào từ cực Nam và đi ra từ cực Bắc.

B. Đường sức từ bên ngoài thanh nam châm có chiều đi từ cực Nam sang cực Bắc.

C. Chỗ các đường sức từ dày thì từ trường mạnh

D. Càng gần nam châm các đường sức từ càng gần nhau

 

Câu 5 : Trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua, các đường sức từ có đặc điểm

A. là những đường thẳng song song, cách đều và vuông góc với trục của ống dây

B. là những đường vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây.

C. là những đường thẳng song song, cách đều và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây.

D. là những đường thẳng song song, cách đều và hướng từ cực Nam sang cực Bắc của ống dây.

 

Câu 6 : Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua, ngón tay cái choãi ra chỉ 

A. Chiều dòng điện trong ống dây.

B. Chiều của lực từ tác dụng lên nam châm thử.

C. Chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

D. Chiều chuyển động của kim nam châm đặt gần ống dây.

Giải thích từng đáp án giúp mình nha ! Mình cảm ơn 

Chủ đề:

Chương I- Điện học

Câu hỏi:

Câu 7 : Một sợi dây bằng đồng dài 10m, tiết diện 1mm2, điện trở suất 1,7.10-8Ωm. Điện trở của dây là : 

A. R = 1,7Ω.

B. R = 17Ω.

C. R = 170Ω.

D. R = 0,17Ω.

Câu 8 : Khi mắc hai đầu dây dẫn vào hiệu điện thế 15V thi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó là 0,5A. Muốn cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng thêm 2A thì hiệu điện thế giữa hai đầu dây khi đó sẽ là : 

A. 85V.

B. 60V.

C. 75V.

D. 90V.

Câu 9 : Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ấy thay đổi như thế nào ?

A. Giảm 2 lần.

B. Giảm 4 lần.

C. Tăng 4 lần.

D. Tăng 2 lần.

Câu 10 : Hai dây dẫn bằng đồng, cùng tiết diện. Dây thứ nhất dài 10m có điện trở 0,2Ω. Dây thứ hai dài 15m có điện trở là : 

A. R = 1,5Ω.

B. R = 0,1Ω.

C. R = 3Ω.

D. R = 0,3Ω.

Câu 11 : Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điện của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t không được tính theo công thức 

A. A = \(\dfrac{P}{t}\)

B. A = U.I.t

C. A = I2. R.t

D. A = \(\dfrac{U^2}{R}.t\)

Câu 12 : Trong một phòng học có 8 bóng đèn loại 220V - 40W và 4 quạt trần loại 220V - 85W đều được mắc song song vào nguồn điện 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn và quạt ở phòng học đó trong 3 giờ là :

A. 1980 kWh.

B. 1,98 kWh.

C. 19,8 kWh.

D. 198 kWh.

Cả lí giải nữa các bạn nhé !

Chủ đề:

Chương I- Điện học

Câu hỏi:

Câu 1 : Thông số kĩ thuật của một ấm điện có ghi 220V - 1100W. Khi ấm được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức thì điện trở và cường độ dòng điện qua ấm là : 

A. R = 550Ω và I = 2A.

B. R = 5500Ω và I = 0,2A.

C. R = 44Ω và  I = 5A.

D. R = 5Ω và I = 44A.

Câu 2 : Khi đặt hiệu điện thế U = 9V vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện qua dây là I = 0,6A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 3V thì cường độ dòng điện qua dây đó là : 

A. 0,2A.

B. 0,6A.

C. 0,9A.

D. 0,8A.

Câu 3 : Cho hai điện trở R1 = 30Ω chịu được dòng điện tối đa 1A. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là :

A. U = 30V.

B. U = 20V.

C. U = 45V.

D. U = 50V.

Câu 4 : Một biến trở có điện trở lớn nhất là 20Ω, bằng dây nikelin có điện trở suất 0,4.10-6Ωm, tiết diện 0,2 mm2. Chiều dài của cuộn dây biến trở đó là : 

A. l = 4m.

B. l = 40m.

C. l = 10m.

D. l = 10-5m.

Câu 5 : Khi mắc song song hai đèn Đ1 : 220V - 100W và Đ2 : 220V - 60W vào nguồn điện 220V thì độ sáng của đèn nào mạnh hơn ?

A. Hai đèn sáng như nhau vì cùng hiệu điện thế định mức.

B. Không so sánh được.

C. Đèn Đ1 sáng hơn vì có công suất lớn hơn.

D. Đèn Đ2 sáng hơn vì có điện trở lớn hơn.

Câu 6 : Hai sợi dây bằng đồng có cùng chiều dài l, đường kính tiết diện của dây thứ nhất là d1 = 1mm, của dây thứ hai là d2 = 2mm. Điện trử của hai dây thỏa mãn 

A. R1 = 4R2.

B. R1 = 2R2.

C. R2 = 2R1.

D. R2 = 4R1.

Các bạn lí giải giúp mình nữa nhé ! Mình cảm ơn