Cô mình cho ôn cái này nè:
A. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) Đọc – hiểu 6 câu: - Thể loại - Nhân vật - Ý nghĩa chi tiết - Từ loại - Thành ngữ - Trạng ngữ II. Tự luận (7.0 điểm) Làm văn 2 câu: Câu 1: Ý nghĩa từ phần Đọc – hiểu (2.0 điểm) Câu 2: Viết đoạn văn trình bày bài học rút ra từ một truyện dân gian mà em yêu thích. (5.0 điểm) B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Đọc – hiểu 1. Thể loại: - Truyền thuyết: + Truyện kể dân gian. + Thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. + Thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. + Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,... - Truyện cổ tích: + Truyện kể dân gian. + Kết quả của trí tưởng tượng dân gian xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. + Thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống. + Ứớc mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp. 2. Nhân vật truyền thuyết: - Nhân vật thường có đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh… - Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lao lớn đối với cộng đồng. - Được cộng đồng truyền tụng và tôn thờ. 3. Từ loại - Từ đơn: là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. VD: sách, bút, tre, gỗ... - Từ phức: là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... + Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. • Từ ghép đẳng lập: sách vở, bàn ghế, quần áo… • Từ ghép chính phụ: xe đạp, lốp xe… + Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc. VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ… 4. Thành ngữ: thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh. VD: Lớn nhanh như thổi, tay bắt mặt mừng, cá chậu chim lồng, chuột sa chĩnh gạo,... 5. Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích… của sự việc nêu trong câu. Chức năng: - Trạng ngữ chỉ thời gian - Trạng ngữ chỉ nơi chốn - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân - Trạng ngữ chỉ mục đích - Trạng ngữ liên kết câu. Ví dụ: (1) Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. (2) Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh thường xuyên qua đường ruột ốc. - Trạng ngữ “Hồi đó” chỉ thời gian diễn ra sự việc nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. - Trạng ngữ “Để dò xem bên này có nhân tài hay không” chỉ mục đích của sự việc nước ngoài sai sứ đưa vỏ ốc vặn sang nước ta cùng với câu đố oái ăm. Ví dụ: (1) Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. (2) Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. - “Vừa lúc đó” là trạng ngữ có chức năng liên kết câu (2) với câu (1). II. TỰ LUẬN (7.0 điểm) Làm văn Câu 1: Ý nghĩa từ phần Đọc – hiểu Câu 2: Viết đoạn văn trình bày bài học rút ra từ một truyện dân gian mà em yêu thích. Hướng dẫn: Hình thức - Đầu đoạn viết hoa, đầu dòng lùi vào khoảng 2cm. - Xuyên suốt đoạn văn không được xuống dòng. Nội dung - Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, vấn đề - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn • Mở đoạn: giới thiệu truyện dân gian mà em yêu thích nhất. • Thân đoạn: Trình bày các bài học rút ra từ truyện dân gian. (Nên/không nên) • Kết đoạn: khẳng định bài học từ truyện dân gian và liên hệ bản thân. C. BÀI TẬP THAM KHẢO Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: Con Rồng cháu Tiên Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nưóc, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”. (Theo Nguyễn Đổng Chi) Câu 1: Nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng cháu Tiên là ai? A. Lạc Long Quân B. Âu Cơ C. Lạc Long Quân và Âu Cơ. D. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu 2: Truyện Con rồng cháu tiên thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Truyện ngụ ngôn C. Truyện cổ tích D. Truyện ngắn. Câu 3: Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết? A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo. B. Những câu chuyện hoang đường, li kì C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật D. Những câu chuyện có thật Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về thể loại truyền thuyết? A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử. B. Là những câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo. C. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. D. Là những câu chuyện kể về các hoạt động hằng ngày của người dân thời nguyên thủy. Câu 5: Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau? A. Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn yêu thương nhau. B. Lạc Long Quân và Âu Cơ có tập tính và tập quán sinh hoạt hoàn toàn khác nhau, nên khó hòa hợp lâu dài. C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha. D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau. Câu 6: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đích gì? A. Kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được truyền từ đời này qua đời khác. B. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta. C. Dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước. D. Nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Câu 7: Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì? A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Âu Cơ - Lạc Long Quân B. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc Việt Nam thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như người một nhà. D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng. Câu 8: Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật dân gian chứ không phải lịch sử, nên nó thường có yếu tố hoang đường, kì ảo? A. Đúng B. Sai Câu 9: Với sự hồn nhiên, phong phú về nguồn gốc dân tộc, sự hình thành nhà nước Văn Lang, tác giả dân gian thể hiện tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc chân thực, mộc mạc hơn A. Đúng B. Sai Câu 10: Đâu là thành ngữ đúng trong văn bản trên. A. Hoa thơm cỏ lạ B. Lớn nhanh như thổi C. Xinh đẹp tuyệt trần D. Giúp đỡ lẫn nhau Câu 11: “Đồng bào” là từ loại gì? A. Từ đơn B. Từ láy C. Từ ghép đẳng lập D. Từ ghép chính phụ Câu 12: Chi tiết “Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.” thể hiện điều gì? A. Ước nguyện đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. D. Giải thích tại sao nhân dân Việt Nam hiện nay vừa sống trên núi, vừa sống ở vùng đồng bằng. Câu 13: Tác dụng của trạng ngữ “Bấy giờ” trong câu “Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm.”. A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 14: Tác dụng của trạng ngữ “Ngày xửa ngày xưa” trong câu “Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân.” A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 15: Theo em, truyện Con rồng cháu tiên có ý nghĩa gì? ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................
Ý nghĩa câu chuyện CON RỒNG CHÁU TIÊN