Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hòa Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 28
Số lượng câu trả lời 1847
Điểm GP 21
Điểm SP 545

Người theo dõi (36)

NM
HM
NA
PM
LV

Đang theo dõi (2)

H24

Câu trả lời:

tham khảo ạ!

 

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc: mái đình cây đa, cánh cò, sáo diều, con trâu, luỹ tre. Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam.

Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi

Cái hình ảnh "lắc lẻo" ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam, với nhiều phẩm chất cao quý, nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam.

Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

(Tre Việt Nam)

Không biết tre có từ đâu, nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu tre đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước. Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng, cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao. Lá tre mong manh. Còn manh áo cộc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm, hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng. Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi. Những cây con nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống, như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà. Tre mộc mạc, cứng cáp và dẻo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.

Tre là người bạn thân của con người, từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi: tán hưng, ống thụt, làm diều, làm lồng đèn trung thu. Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng được chăng?

(Ca dao)

Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre, giường tre. Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở, làm việc, trong phong tục, tập quán, dựng nhà dựng cửa từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ. “Dưới bóng tre, thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hóa nông nghiệp - những nhọc nhằn của công việc giần, sàng, xay, giã đều có tre. Tre chẻ lạt gói bánh chưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khăng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

 

Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc "bóng tre trùm mát rượi", một lời tâm sự về mùa màng "Cánh đồng ta năm đôi ba vụ/Tre với người vất vả quanh năm", hay một khúc hát giao duyên "Lạt này gói bánh chưng xanh/Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng". Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: "Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người" (Cây tre Việt Nam, Thép Mới). Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sông đất nước, con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kỳ lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẻo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Mai này, khoa học kĩ thuật có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam. Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam.

Câu trả lời:

Đến với những vùng thôn quê Việt Nam, không thể không kể đến hình ảnh những đồng lúa bạt ngàn, trải rộng mênh mông, những cây lúa rung rung trước gió dưới chiều tà cho con người cảm giác bình yên, tự tại. Có thể nói, cây lúa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho người nông dân và cho xã hội.

Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

Giống lúa tại Việt Nam ngày nay xuất phát từ một loại lúa dại có từ hàng vạn năm trước có thân và hạt nhỏ trải qua nhiều quá trình tiến hóa, lai tạo giống mà từ một loại lúa dại đơn giản hiện đã có hàng chục giống lúa khác. Theo lời truyền miệng của dân gian, nguồn gốc của lúa được phát hiện bởi một đôi vợ chồng do nạn đói kéo dài nên họ đã lánh vào rừng sinh sống, ngày ngày săn bắt chim thú và tình cờ phát hiện ra một loại hạt có thể gieo trồng và giúp người dân thoát khỏi nạn đói kéo dài. Loại hạt đó chính là hạt lúa.

Tuy lúa tại Việt Nam có rất nhiều giống khác nhau nhưng có thể phân loại theo hai nhóm chính: lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp có nhiều giống, tiêu biểu như lúa nếp cái hoa vàng với chiều cao trung bình khoảng hơn mét, chịu được khí hậu khắc nghiệp, năng suất ra hạt tầm trung, người dân thường dùng lúa nếp để nấu rượu nếp, xay bột nếp, nấu sôi, là nguyên liệu làm bánh chưng,….. Với nhóm lúa tẻ, nổi tiếng với lúa Nàng Hương, có chiều cao lên tới khoảng 3, 4 m, hạt nhỏ, dẻo, người dân dùng gạo tẻ để nấu cơm ăn theo bữa, nấu cháo, làm bún, phở,….

Dù là lúa nếp hay lúa tẻ đều có chung đặc điểm về cấu tạo trong và ngoài của cây. Lúa là cây thân cỏ, có chiều cao từ 1m – 3 m, là loại cây rễ chùm đạt chiều cao tối đa khoảng 2 – 3 km. Lá lúa dài, dẹp không có màu cố định mà thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của cây lúa. Hoa lúa có màu trắng, xuất hiện từ thời kỳ sinh trưởng sinh thực, có khả năng tự thụ phẩn cho cây phát triển thành các hạt thóc nhỏ. Hạt thóc lúc ban đầu xuất hiện có màu xanh, khi chín đổi thành vàng nhạt, nhỏ chỉ dài khoảng 10 – 20 mm.

Mặt khác, từ lúc gieo mạ đến khi phát triển thành lúa chín lại cần một quá trình dài, nhiều giai đoạn. Đầu tiên, người nông dân gieo mạ vào mùa xuân tháng chạp, gần tết, mạ được gieo tại một khu đất riêng biệt với ruộng để ủ tầm 3 – 4 tuần thì người nông dân mới nhổ mạ và đi cấy tại ruộng. Từ mạ sau khi ủ phát triển thành cây con cao khoảng 10 cm, gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Tiếp đến là thời kỳ sinh trưởng sinh thực khi từ cây con, lúa dần phát triển chiều cao đến độ dài nhất định, lúa bắt đầu ra những bông hoa trắng, sau đó những bông hoa trắng dần thu vào kết thành các hạt thóc nhỏ màu xanh, vỏ hạt cứng, khó tách khỏi cây. Cuối cùng là thời kỳ lúa chín, các hạt thóc chuyển dần về màu vỏ vàng tươi hay còn gọi là cám, dễ dàng tuốt hạt bằng tay, phần ngọn lúa dần chuyển màu vàng nhạt.  Người nông dân thu hoạch lúa, tuốt các hạt thóc, phần lá còn lại sau khi tuốt tạo thành các đống rơm rạ.

Cây lúa mang lại cho người nông dân và cho xã hội nhiều giá trị đặc sắc, to lớn. Về mặt giá trị sử dụng, lúa được đưa vào sản xuất, xuất khẩu ra thế giới, là một nguồn lợi nhuận của người nông dân, lúa còn là lương thực chính trong các bữa ăn hàng ngày của người dân. Hạt gạo được đưa vào chế biến phở, bún, bột mỳ,….Về giá trị tinh thần, lúa giúp Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai thế giời về xuất khẩu gạo, gắn bó với người dân hàng vạn năm qua.

Như vậy, lúa  dù trải qua bao thập kỷ hay bao thăng trầm lịch sử vẫn luôn giữ một vị trí và vai trò quan trọng không hề thay đổi. Hiện nay, diện tích trồng lúa dần bị thu hẹp, công nghiệp hóa đã để lại hậu quả lụt lội quanh năm, tuy thời thế thay đổi nhưng giá trị mà lúa mang lại vẫn vẹn nguyên.

tham khảo ạ!!