Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 37
Điểm GP 18
Điểm SP 9

Người theo dõi (1)

H24

Đang theo dõi (1)

LA

Câu trả lời:

            " Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn"

Đó là ca dao đã khắc sâu trong trí nhớ em mỗi khi nhắc đến mẹ. Người ta thường ví mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Đúng vậy mẹ lúc nào cũng là người dạy bảo cho những đàn con thơ của mình ngày một trưởng thành, lớn khôn hơn. Nhân dịp mùng tám tháng ba em muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho mẹ.

Vào ngày cuối tuần này, có lẽ các bạn sẽ đi chơi, mua sắm,... nhưng em sẽ ở nhà và dành cho mẹ những giây phút thật hiếm hoi này. Sáng dậy, em làm vệ sinh cá nhân xong rồi chạy ngay xuống tầng để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Em vừa làm vừa nghĩ:  " Mẹ sẽ thật hạnh phúc biết bao khi nhận được món quà khởi đầu cho một ngày mới này." Sau đó em và mẹ em cùng đi chợ để mua thức ăn. Hai mẹ con vừa đi vừa tâm sự với nhau. Chắc lúc này mẹ cũng cảm thấy rất hạnh phúc, em chưa bao giờ thấy mẹ vui đến như thế vì hằng ngày mẹ cứ đi làm tận tối mịt mới về. Những lúc đó em thương mẹ lắm. Trưa nay, tuy chỉ là những món ăn đơn giản nhưng em như cảm nhận được cả trái tim mẹ trong đó. Cả nhà đã có được những giây phút thật hạnh phúc mà hiếm khi có được này. Khi dọn dẹp xong em và mẹ lên nghỉ ngơi, đã lâu lắm rồi em mới được ngủ với mẹ. Lúc mẹ vẫn còn đang ngủ em đã dậy ngay và muốn dành một bất ngờ nữa cho mẹ. Em đã vẽ một bức tranh và viết một bức thư kể về những tâm tư nguyện vọng em chưa nói với mẹ bao giờ.

Mẹ thật lớn lao biết bao, mẹ luôn là người đứng trước giải quyết mọi vấn đề trong nhà, mỗi khi có chuyện buồn, mẹ luôn khuyên em thật mạnh mẽ đứng lên, nhờ có mẹ mà em trưởng thành lên từng ngày. Bây giờ em mới mới thấy mẹ thật lớn lao đến nhường nào. Chắc chắn sau này dù có gặp chuyện gì đi chăng nữa mẹ con mình sẽ vượt qua. Em chỉ muốn nói một câu " Con thương mẹ lắm mẹ ơi!"

Vì em mới lớp 6 nên câu văn có gì lủng củng mong add thông cảm ạ!

 

Câu trả lời:

Tên một huyện của tỉnh Đồng Nai thành lập tháng 8-2003, được tách ra từ huyện Thống Nhất, gồm một thị trấn Trảng Bom và 16 xã. Có ý kiến cho rằng danh từ Trảng Bom phải chăng từ tiếng Pháp Transport (vận chuyển) lâu ngày đọc trại thành? Vì nhà máy BIF (1907) lập riêng 2 nhánh đường sắt từ ga Biên Hòa đến nhà máy và từ ga Trảng Bom đến Bến Nôm. Nhà máy này sản xuất mặt hàng xuất khẩu là gỗ xẻ, đồ mộc… Sau còn sản xuất thêm rượu và cao su. Một cách lý giải thú vị khác là vào lúc chiến tranh, quân đội Mĩ đã dùng máy bay B52 oanh tạc vùng đất này. Bom sau khi nổ tạo thành những hố lớn, gọi là chảng bom mà đọc trại đi là trảng bom. Từ đó tên gọi Trảng Bom đã trở thành đơn vị hành chính nơi đây. Theo chúng tôi, Trảng Bom hay Trảng Bôm là trảng có trồng nhiều cây bom. Trong Đất Việt trời Nam có đoạn: “… Trảng Bôm (Trảng là một cái đồi bằng phẳng và rộng rãi, plateau) có trồng nhiều cây chum-bao lom, đọc trạnh thành bom, sinh ra một thứ dầu gọi là chaulmougra, dùng để trị phong hủi”. Theo tác giả Bùi Đức Tịnh thì: “Ở Thủ Dầu Một có Trảng Bom, được gọi như thế có lẽ vì ngày xưa gần trảng có cây bom; theo một bô lão, cây bom nay không còn nữa, là một loại cây mà con tê giác thích ăn lá”. Ý kiến này có thể đúng vì các lý do sau: 1. Có người từng nói với chúng tôi là đã thấy cây bom ở vùng Thủ Đức (TP. HCM); 2. Ở Phú Yên, Vĩnh Long có địa danh Cây Bôm (Cây Bôm trong từ điển này, có lẽ nói chệch); 3. Loại địa danh “Trảng + tên cây” khá phổ biến ở Nam Bộ: Trảng Bàng (cỏ bàng), Trảng Lớn,…

Câu trả lời:

“Hải Phòng có bến Sáu KhoCó sông Tam Bạc, có lò Xi măng”

Nhắc đến Hải Phòng, ta không thể không nhắc đến quần thể khu du lịch quận Đồ Sơn - miền đất của những huyền thoại, với nhiều nét đẹp phong cảnh hùng vĩ, nên thơ và đầy tráng lệ.

Đồ Sơn là một bán đảo đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m và là một quận thuộc thành phố Hải Phòng cách trung tâm thành phố 22km về phía Đông Nam, được mệnh danh là vùng đất “long chầu hổ phục”, gồm bảy phường: Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn. Nước ở Đồ Sơn có phần đục hơn những nơi khác vì nơi đây phía Bắc và phía Nam tiếp giáp với hai con sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, tuy nhiên nước nơi đây có độ mặn vừa phải, hơi muối bốc lên ít giúp da không bị cháy nắng kể cả khi tắm vào ban trưa. Đồ Sơn xưa kia còn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đô hộ, là bãi tắm nổi tiếng dưới thời Nguyễn và Pháp thuộc. Không chỉ vậy Đồ Sơn còn là quê cũ của người Kinh Tam Đảo, vào giữa thế kỉ XVI-XVII, hơn trăm người dân ở Đồ Sơn đã di cư theo đường biển đến lập nghiệp trên ba hòn đảo nhỏ (được gọi chung là Tam Đảo) sau này trở thành các thôn Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm ngày nay thuộc thị xã Đông Hưng (Quảng Tây), nằm trong địa phận quản lí của địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, gần biên giới Trung - Việt, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 25 km. Tuy đã trải qua hơn 500 năm hòa nhập với nền văn hóa địa phương nhưng người Kinh Tam Đảo vẫn nói bằng tiếng Việt cổ và duy trì một số tập tính của người Việt.

Nét đẹp độc đáo của Đồ Sơn phải kể đến sự kết hợp vô cùng hài hòa giữa tiếng sóng vỗ rì rào trên biển nước mênh với bờ cát trắng và sự tĩnh lặng của những dãy núi, đồi thông, phi lao,… sừng sững, hùng vĩ, nên thơ. Bãi biển Đồ Sơn được chia làm ba khu vực gồm khu một, khu hai và khu ba được nối với nhau bằng tuyến đường nhựa trải dài. Khu một có khá nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nằm phía đầu của Đồ Sơn, nhưng nơi đây lại rất ít người tắm vì sóng ở khu một rất lớn, địa hình nhiều bãi đá, hàu sắc nhọn, bù lại ở đây lại là địa điểm ngắm cảnh biển bình minh rất lí tưởng và còn gần với khu di tích chùa Hang Cốc Tự, giúp cho du khách có thể thăm thú cảnh chùa chiền. Khu hai là bãi tắm chính, nước ở đây tuy đục nhất trong ba khu nhưng lại thu hút nhiều du khách đến tắm và vui chơi nhất, đồng thời khu hai gần với biệt thự Bảo Đại cùng di tích Bến Nghiêng. Khu cuối cùng là khu ba với hàng trăm công trình kiến trúc đẹp mắt mà tiêu biểu là khu du lịch Hòn Dấu. Đến với khu du lịch Đảo Dáu, du khách được bơi lội trong bể nước nhân tạo lớn nhất Châu Á cùng với một số loại hình giải trí khác như: vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao và đặc biệt là ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi hay khu “Đà Lạt thu nhỏ” mới được xây dựng thêm vào năm. Không chỉ vậy, nơi đây còn có di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ hay sòng Bạc Do Son Casino thu hút nhiều du khách quốc tế đếm chơi, đặc biệt là du khách Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho người dân nội địa tới chơi. Từ Đồ Sơn, du khách có thể đi du thuyền đến tham quan đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long, Tuần Châu. Ngoài ra nơi đây còn có những nét đẹp văn hóa riêng biệt, cứ đến dịp lễ Tết, du khách tứ phương cùng với người dân bản địa sẽ đến viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hòa. Ngoài ra nơi đây còn có lễ hội Đảo Dấu thắp hương, dâng lễ để cầu cho một năm buôn bán bội thu, làm ăn thuận lơi và đặc biệt không thể không kể đến là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn diễn ra hằng năm với hai vòng: vòng sơ loại tổ chức vào mùng 8 tháng 6 âm lịch, vòng chung kết tổ chức vào 9 tháng 8 âm lịch. Những con trâu chiến thắng sẽ được thịt và bán với ý nghĩa cầu thịnh vượng, hạnh phúc.

Ngoài những nét đẹp về cảnh sắc thiên nhiên, hữu tình và nên thơ, Đồ Sơn còn được vinh dự là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam – đảo Hoa Phượng, lưu giữ nhiều dấu ấn của lịch sử với những biệt thự, lăng tẩm mang đậm phong cách thời Nguyễn và còn có giá trị văn hóa độc đáo. Chính vì vậy Đồ Sơn cần được duy trì và bảo tồn nét đẹp thiên nhiên để nơi đây không bị mất đi những giá trị tốt đẹp, mãi trường tồn với thời gian.