Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 150
Điểm GP 36
Điểm SP 93

Người theo dõi (3)

DH
JW

Đang theo dõi (1)

ML

Câu trả lời:

Tham khảo

Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nhân loại, là một sự kiện có tầm ảnh hưởng sâu rộng, làm rung chuyển, đảo lộn trật tự thế giới, có ảnh hưởng rộng nhất tới phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cổ vũ và thúc đẩy cuộc đấu tranh tự giải phóng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và nhân loại tiến bộ. Ý nghĩa thời đại và những bài học quý báu của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại là tài sản vô giá, có giá trị bền vững, tiếp tục lan tỏa sức sống mãnh liệt đối với cách mạng Việt Nam. Trước khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, ở Việt Nam đã có rất nhiều phong trào yêu nước diễn ra, song đều không thành công; nhiều tư tưởng, phương pháp cách mạng đã được trải nghiệm, nhưng đều thất bại. Cách mạng Tháng Mười Nga và Cách mạng Tháng Tám thực tế có mối quan hệ biện chứng, hợp quy luật. Sự gặp gỡ tự nhiên, tất yếu và điển hình giữa Hồ Chí Minh với ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga và tư tưởng của V.I. Lê-nin là cuộc gặp gỡ giữa dân tộc và thời đại, giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, đã có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc và vô cùng mật thiết tới cách mạng Việt Nam. Không có Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lê-nin, không có thời đại mới, thì sẽ không có sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, không có thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử và thời đại của cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam.

Câu trả lời:

Tham khảo

 

– Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích để trình bày  Luận cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”.

– Ðầu tháng 7/1917, Chính phủ lâm thời thực hiện đàn áp các phong trào đấu tranh, khủng bố các Xô viết. Nước Nga lâm vào khủng hoảng chính trị, Lê nin buộc phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng Ra-dơ-líp (Phần Lan). Lê nin chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

– Đầu tháng 8/1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Bôn-sê-vích họp bán công khai ở Pê-tơ-rô-grát. Trong thời gian này, Lênin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng, từ đó đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang

– Ngày 12/10/1917, Ủy ban Quân sự cách mạng do Xô-viết Pê-tơ-rô-grát cử ra đã chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Thủ đô.

– Ngày 16/10/1917, Ủy ban Trung ương Ðảng Bôn-sê-vích đã thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước.

 Ngày 24/10/1917, Chính phủ lâm thời chủ trương sẽ dùng mọi biện pháp để triệt tiêu cuộc khởi nghĩa, nhiều ủy viên của Ủy ban quân sự cách mạng bị bắt giam. Chính phủ lâm thời lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng Bôn-sê-vích, ra lệnh chiếm Cung điện Mùa Đông,..

– Trước tình hình đó, ngay trong đêm 20/10/1917 Lênin đến Cung điện Mùa Đông trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Xô-viết. Ngay trong đêm đó, khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát (nay là thành phố Xanh-pê-téc-bua), dưới sự lãnh đạo của Bôn-sê-vích do Lê nin đứng đầu, quân khởi nghĩa đã đánh chiếm được một số vị trí trọng yếu của thủ đô như nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện,…

– Rạng sáng 25/10/1917, lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ được hầu hết các địa điểm chủ chốt Thủ đô Pê-tơ-rô-grát.

– 25/10/1917, quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa đông.

Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận Vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của quân đội chính phủ.

Đến 6 giờ chiều, cung điện đã bị vây chặt, các chiến sĩ Cận Vệ đỏ và các thủy thủ ủng hộ Cách mạng tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Các binh lính bảo vệ cung điện thì dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, lập sẵn các vị trí đặt súng trường và súng máy để phòng thủ.

 

6 giờ chiều, đảng Bô-sê-vích gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Pê-tơ-rô-grát buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công.

9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt đại bác báo hiệu tấn công (thực ra các phát đạn không nhắm vào cung điện mà chỉ dùng tiếng nổ của đại bác để đối phương hoang mang). Hàng lính bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Quân phòng thủ cung điện chỉ kháng cự lẻ tẻ rồi nhanh chóng tan rã. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).

– Sau khi khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi thì phong trào khởi nghĩa lan rộng ra khắp nước Nga. Ngày 3/11/1917, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên cả nước.

Câu trả lời:

 

C. Mác và Ph. Ăng-ghen có vai trò quan trọng trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Họ là những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác, một hệ tư tưởng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào công nhân và cách mạng thế giới.

Chủ nghĩa Mác đã giúp giai cấp công nhân hiểu được bản chất của xã hội tư bản chủ nghĩa, vai trò của giai cấp công nhân trong lịch sử và con đường đi tới giải phóng. Chủ nghĩa Mác đã cung cấp cho giai cấp công nhân một hệ thống lý luận khoa học để đấu tranh cho quyền lợi của mình.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. Họ đã sáng lập ra nhiều tổ chức công nhân và cộng sản, như Liên đoàn những người cộng sản, Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai,... Họ đã viết nhiều tác phẩm lý luận có giá trị, như Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Kinh tế chính trị học,...

Chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân do C. Mác và Ph. Ăng-ghen lãnh đạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Chủ nghĩa Mác đã giúp giai cấp công nhân giành được những quyền lợi to lớn, như ngày làm việc 8 giờ, bảo hiểm xã hội,... Chủ nghĩa Mác đã góp phần lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa ở nhiều nước và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa Mác vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Nó là một hệ tư tưởng khoa học và cách mạng, có thể giúp giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới đấu tranh cho một xã hội công bằng, bình đẳng và tiến bộ.

Câu trả lời:

Tham khảo

* Chia sẻ hiểu biết về C.Mác và Ph.Ăng-ghen:

+ C. Mác (1818 - 1883) sinh ra trong gia đình trí thức tại Đức, đỗ Tiến sĩ Triết học năm 23 tuổi. Vì các quan điểm cấp tiến, Mác đã bị nhiều nước châu Âu trục xuất và cuối cùng định cư ở Luân Đôn (Anh). Cùng với Ăng-ghen, Mác đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và con đường đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để xây dựng xã hội công bằng, không còn áp bức bóc lột.

+ Ph. Ăng-ghen sinh ra trong gia đình chủ xưởng tại Đức. Ông là bạn và người cộng tác quan trọng của C. Mác. Sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen tiếp tục truyền bá học thuyết Mác trong phong trào công nhân.

* Chia sẻ hiểu biết về tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.

- Nội dung cơ bản:

+ Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người.

+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.

+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.

 

- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học