Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


NK

Chủ đề:

Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Câu hỏi:

Câu 1. Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở tiếp nối

A. thuyết Căng - Laplat.                        

B. thuyết Ôttô -Xmit.

C.  thuyết “lục địa trôi”.                        

D. thuyết Bic Bang.

Câu 2. Theo thuyết kiến tạo mảng, cấu tạo của thạch quyển bao gồm bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?

A.7.          

B. 5.           

C. 9.           

D. 6.

Câu 3. Nguyên nhân chính làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là do

A. hoạt động của các dòng đối lưu vật chất trong tầng Manti trên.

B. các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo.

C. các mảng kiến tạo có một bộ phận lớn ở đáy đại Dương.

D. các vận động theo phương nằm ngang của lớp vỏ Trái Đất.

Câu 4. Hiện tượng động đất, núi lửa thường xảy ra ở

A. trung tâm của các mảng kiến tạo. 

B. vùng ngoài của các mảng kiến tạo.

C. nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo.         

D. ngoài khơi các mảng đại Dương

Câu 5. Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, ở ven bờ các mảng sẽ hình thành

A. các dãy núi ngầm.                                     

B. các dãy núi cao.

C. các cao nguyên đá vôi.                             

D. đồng bằng phù sa trẻ.

Câu 6. Nguyên nhân nào sau đây làm cho đất nước Nhật Bản hay xảy ra động đất - sóng thần?

A.     Là nước quần đảo.

B.     Nằm trong khu vực châu Á gió mùa.

C.     Đường bờ biển dài, có nhiều vùng vịnh.

D.     Nằm ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

NK

Chủ đề:

Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Câu hỏi:

Câu 1. Chuyển động biểu kiến là

A. chuyển động nhìn thấy bằng mắt nhưng không có thực.

B. một loại chuyển động chỉ thấy ở Mặt Trời.

C. chuyển động xảy ra hàng ngày của Mặt Trời.

D. chuyển động có thực nhưng không thể quan sát thấy.

Câu 2. Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là do

A. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi.

C. Trái Đất có dạng hình cầu và nghiêng một góc bằng 66°33

D. vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời luôn thay đổi.

Câu 3. Những ngày Mặt Trời chiếu thẳng góc (lên thiên đỉnh) ở Xích Đạo là

A. 21/3 và 22/6.                                 

B. 21/3 và 22/12

C. 21/3 và 23/9.                                 

D. 22/6 và 22/12.

Câu 4. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ xuất hiện ở bán câu Bắc trong khoảng thời gian

A. từ 21/3 đến 22/6.                                     

B. từ 21/3 đến 23/9.

C. từ 22/6 đến 23/9.                           

D. từ 23/9 đến 22/12.

Câu 5. Giới hạn xa nhất về phía bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là

A. chí tuyến Bắc.          

B. vòng cực Bắc.       

C. vĩ độ 30°B.            

D. vĩ độ 23°B.

Câu 6. Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần duy nhất trong năm là

A. vòng cực.              

B. chí tuyến.               

C. xích đạo.                

D. cực Bắc.

Câu 7. Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do

A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông.

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo trục nghiêng và không đổi hướng.

D. Trái Đất thực hiện cùng lúc hai chuyển động tự quay và quay quanh Mặt Trời.

Câu 8. Vào ngày nào trong năm các địa điểm ở bán cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhiều nhất? thời gian chiếu sáng dài nhất?

A.    22/12.                         

B. 21/3.                

C. 23/9.                

D. 22/6.

Câu 9. Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối ’’ chỉ đúng với khu vực nào sau đây?

A. Xích đạo                                                    

B. Vòng cực Nam.

C. Bán cầu Nam.                                            

D. Bán cầu Bắc.

Câu 10. Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại xích đạo vào ngày 21/3 và 23/9 là:

            A. 900

            B. 600

            C. 1800

            D. 66033’

NK

Chủ đề:

Bài 5. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Câu hỏi:

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng về hệ Mặt Trời?

A. Gồm nhiều thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.

B. Có tám hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.

C. Các thiên thể có quỹ đạo chuyển động hình elip.

D. Các hành tinh đều chuyển động từ Đông sang Tây.

Câu 2. Khoảng cách  trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là

A. 146,9 nghìn km.                            

B. 149,6 triệu km.

C. 150 nghìn km.                               

D. 150tỉ km.

Câu 3. Nguyên nhân khiến cho ngày đêm trên Trái Đất luân phiên là do

A. Trái Đất hình cầu.                                     

B. Trái Đất tự quay.

C. các tia sáng Mặt Trời chiếu song song.    

D. trục Trái Đất nghiêng 66°33'.

Câu 4. Giờ địa phương được xác định dựa vào

A. độ cao của Mặt Trời.                                

B. chuyển động của Trái Đất.

C. vị trí của Mặt Trăng.                                 

D. giờ ở Luân Đôn.

Câu 5. Ý nhận xét nào sau đây không đúng về giờ địa phương?

A. Luôn đến sớm hơn giờ múi.

B. Mỗi quốc gia có vô số giờ địa phương khác nhau.

C. Ở các kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau.

D. Giờ ở kinh tuyến Đông đến sớm hơn giờ ở kinh tuyến Tây.

Câu 6. Mỗi múi giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?

A. 30°.             B. 15°.             C. 20°.             D. 25°.

Câu 7. Đường chuyển ngày quốc tế được lấy theo kinh tuyến

180°                B. 90°Đ.                      C. 90°T.         D. 0°.

Câu 8. Theo quy ước, nếu đi từ phía tây sang phía đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì

A. tăng thêm một ngày lịch.              

B. lùi lại một ngày lịch.

C. không cần thay đổi.           

D. tăng thêm hay lùi lại tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia.

Câu 9. Theo quy ước, nếu đi từ phía đông sang phía tây qua đường chuyển ngày quốc tế thì

A. tăng thêm một ngày lịch.              

B. lùi lại một ngày lịch.

C. không cần thay đổi.           

D. tăng thêm hay lùi lại tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia.

Câu 10. Khi Luân Đôn đang đón giao thừa (0h ngày 01/01/2020) thì lúc đó Việt Nam đang là mấy giờ? Ngày nào?

A. 7 giờ - ngày 01/01/2020               

B. 6 giờ - ngày 01/01/2020                            

C. 19 giờ - ngày 01/01/2020              

D. 18 giờ - ngày 01/01/2020 

NK

Chủ đề:

Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Câu hỏi:

Câu 1. Các đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?

A. Các hải cảng.                                                       B .bãi tôm, bãi cá.

C. Đường biên giới.                                        D. Các dãy núi.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng  với phương pháp kí hiệu?

A. Các kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng phân bố trên bản đồ.

B. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được nhiều đối tượng địa lí khác nhau.

C. Các kí hiệu thường có ba dạng chính: hình học, chữ và tượng hình.

D. Dùng để thể hiện các đới tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

Câu 3. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô của các đối tượng được thể hiện bằng

A. các kí hiệu có kích thước khác nhau.     

B. màu sắc khác nhau của các kí hiệu

C. các kí hiệu có hình dạng khác nhau.      

 D. các kí hiệu tượng hình khác nhau.

Câu 4. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí

A. có sự phân bố theo những điểm cụ thể.     B. có sự di chuyển theo tuyến.

C. có sự phân bố theo đường.                         D. có sự phân bố rải rác.

Câu 5. Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là

A. nhà máy, đường giao thông.                     

B. các luồng di dân, hướng vận tải.

C. đường biên giới, điểm khai thác khoáng sản.

D. trạm biến áp, đường dây tải điện.

Câu 6. Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

A. phân bố phân tán, lẻ tẻ.                                         

B. phân bố theo tuyến,

C. phân bố tập trung theo điểm.                                

D. phân bố trên phạm vi rộng.

Câu 7. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện đặc điểm nào sau đây của hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ?

A. Tốc độ phát triển.                         

B. Giá trị tổng cộng.

C. Cơ cấu giá trị.                                           

D. Động lực phát hiên.

NK