Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 29
Số lượng câu trả lời 93
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (1)

LK

Đang theo dõi (1)

CN

Câu trả lời:

1.Cơ quan phân tích là các cơ quan diều khiển, phân tích hoạt động (thính giác, thị giác,...)

Cơ quan phân tích gồm:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm).

+ Bộ phận phân tích ở trung ương (nằm ở vỏ não).

2.Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau mắt hột thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và có thể bao gồm: ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt, mắt chảy dịch nhầy hoặc mủ, sưng mí mắt, sợ ánh sáng, đau mắt.

Chứng đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis có khả năng làm thẹo, và nếu không chữa trị sẽ gây mù mắt.

Trong khoảng 5 - 12 ngày sau khi xâm nhập vào mắt, vi khuẩn gây viêm mí và màng của mắt. Mắt sưng, đỏ hồng, ngứa ngáy khó chịu rồi nếu để lâu không chữa sẽ thành các vết thẹo trong mí và mắt. Khi mí mắt sưng có thể làm lông mi quặm vào trong, cọ sát vào tròng mắt tạo thêm vết thẹo, làm mờ mắt hay mù mắt.

* Vệ sinh cá nhân: giữ vệ sinh mặt và đôi mắt, rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn với người mắc bệnh, không để tay bẩn chạm vào mắt, tránh để ruồi nhặng chạm vào mắt.
* Vệ sinh môi trường: môi trường nước sạch, tiêu diệt ruồi nhặng, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Câu trả lời:

Nêu nguyên nhân, triệu chứng, đường lây, hậu quả, cách phòng chống bệnh đau mắt hột?

Nguyên nhân

- Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột

Triệu chứng

- Khi bị bệnh đau mắt hột, người bệnh thường có các dấu hiệu như ngứa, sưng và kích ứng mí mắt; gỉ mắt chứa chất nhầy hoặc dịch mủ; cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.

- Hột ở mắt xuất hiện. Hột có hình tròn thường nổi trên bề mặt kết mạc hay ở rìa giác mạc, màu xám trắng, mạch máu vây quanh, bò lên trên mắt hột. Hột thường xuất hiện nhiều, có kích thước không đồng đều từ 0,5 mm trở lên.

- Xuất hiện nhú gai là những khối có hình đa giác, màu hồng, có trục máu ở giữa tỏa ra các mao mạch xung quanh.

- Sẹo xuất hiện điển hình ở kết mạc sụn mi trên. Sẹo là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới.

- Sẹo là tổn thương chứng tỏ bệnh đau mắt hột đã tiến triển lâu.

Đường lây

- Từ người sang người hoặc do ruồi mang mầm bệnh từ người lày sang người khác 

Hậu quả

- Gây giảm thị lực và đau mắt  và tạo sẹo kết mặc làm cho sụn mi ngắn lại, bờ mi lộn vào trong gây lông quặm và nặng nhất là mù vĩnh viễn.

Cách phòng chống 

- Phải nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong cộng đồng.

- Người bệnh không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân với người lành. Nguồn nước vệ sinh cá nhân phải là nước sạch.

- Khi phát hiện phải đi khám kịp thời.