Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Vĩnh Phúc , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 14
Số lượng câu trả lời 143
Điểm GP 0
Điểm SP 142

Người theo dõi (9)

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

Đầu năm học vừa rồi, mẹ mua cho em rất nhiều dụng cụ học tập mới, như sách vở, bút thước, bảng, kẹp giấy… Tuy nhiên, khi mẹ đề nghị mua cho em một chiếc cặp mới thì em đã từ chối. Vì chiếc cặp mà em đang sử dụng vẫn còn mới và em rất yêu quý nó, không muốn đổi sang cái khác.

Đó là một chiếc ba lô trông giống như những chiếc ba lô khác. Có hình chữ nhật, chiều cao khoảng 40cm, chiều rộng khoảng 25cm. Không quá lớn cũng không quá bé, vừa đủ để em sử dụng mà không bị cồng kềnh. Chiếc ba lô được may từ vải dù, giúp cặp không chỉ bền bỉ mà còn chống nước nữa. Nhờ đó, đồ dùng sách vở ở bên trong thêm an toàn mỗi khi trời đổ mưa. Toàn thân chiếc cặp là một màu xanh ngọc, nhạt như màu ruột đu đủ non. Trông rất dễ thương và trong sáng. Lúc đầu em rất băn khoăn khi lựa chọn màu này bởi nó rất dễ bị nhiễm bẩn. Tuy nhiên, cuối cùng em vẫn quyết tâm lựa chọn và bảo vệ chiếc cặp hết mình. Thế nên, dù đã được sử dụng hơn một năm nhưng nó vẫn còn mới và sạch sẽ lắm.

Bên trong cặp được lót một lớp vải dù màu đen, để trông thật sạch sẽ. Người ta chia phần trong thành hai ngăn theo chiều dọc bởi một tấm ngăn cao bằng một nửa thân cặp. Nhờ đó, em xếp sách và vở vào hai ô khác nhau, vừa gọn gàng lại dễ phân biệt. Phía trước cặp, là một ngăn hình chữ nhật to như cuốn sách Toán lồi ra ở phía trước. Ở đây, em để túi bút và hộp màu của mình. Nhờ vậy, mà em không phải tìm những chiếc bút, chiếc thước lẫn lộn trong đống sách vở nữaTất cả các ngăn để đồ này đều được đóng mở bằng những chiếc phéc kéo to bản màu trắng tinh. Em đặc biệt thích kiểu khóa này hơn kiểu cài nút. Vì trông nó chắc chắn hơn rất nhiều. Và dù để cặp ở tư thế nào thì đồ bên trong cũng không bị rơi ra. Hai bên thân cặp là hai chỗ để đồ nhỏ, giống hệt như giỏ để bút. Em thường dùng một bên để bình nước và một bên để ô. Như vậy vừa không lãng phí lại vừa giúp cân bằng cặp. Phía sau là hai quai đeo to dày giúp em mang cặp lên lưng khi di chuyển. Chúng được may bằng vải dù, mặt trong có lót một lớp bông mềm để khi đeo lên không bị đau lưng dù đồ bên trong rất nặng. Trên đỉnh cặp, có một móc dây nhỏ, dùng để treo cặp lên các móc treo gắn trên bàn, tủ hay tường. Tiện lợi vô cùng.

Hằng ngày, em luôn quý trọng và nâng niu chiếc cặp của mình. Em để cặp ở những nơi khô ráo, sạch sẽ, không ném cặp xuống sân, mặt đất. Cứ hai tuần, vào ngày thứ bảy thì em lại mang cặp ra giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Chiếc cặp là người bạn luôn kiên trì giúp đỡ và đồng hành cùng em trong mọi buổi học. Vậy nên nó như một người bạn thân của em vậy. Và chắc chắn rằng, dù sau này chiếc cặp có cũ đi, thì em sẽ vẫn giữ nó làm kỉ niệm cứ không bao giờ vứt đi.

Câu trả lời:

Trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục thể thao, câu cuối cùng Bác viết: "Tự tôi ngày nào cũng tập". Hầu như trong hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, hoặc những cán bộ may mắn được sống cùng Người, không ít thì nhiều đều có nói đến việc Bác Hồ tập thể dục rèn luyện thân thể. Việc tập luyện của Bác không chiếm nhiều thời gian trong ngày nhưng thành một nếp sống gây ấn tượng sâu sắc đến mọi người chung quanh.

Bác tập luyện rất đều đặn dù trời nóng cũng như ngày lạnh. Ngày nào Bác cũng dậy rất sớm và đánh thức mọi người cùng tập thể dục. Tập xong thì tắm suối, lạnh mấy cũng tắm, rồi đi làm việc. Bác Hồ duy trì nếp tập thể dục và ngày càng làm nội dung tập luyện thêm phong phú. Không chỉ là những động tác của bài tập thể dục thông thường mà còn là tập tạ, nhảy dây thun, dây vải, khí công, quyền thuật, đi bộ, chạy, nhảy... và được Người vận dụng cho phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể. Bơi là môn thể thao rất được Bác ưa thích. Trong hồi ký "Sống bên Bác", đồng chí Ngọc Châu có kể: "Những lúc bơi lội, chúng tôi thường bơi quanh Bác để giúp Người khi qua dòng nước lạnh. Nhờ tập luyện đều như vậy nên mỗi khi đi công tác, Bác vẫn cùng chúng tôi bơi qua một cách dễ dàng".

Những năm 1957 - 1958, Bác rất thích tập Thái cực quyền. Những đêm trăng, Bác cùng những anh em cảnh vệ thường tập trên sân thượng của Bắc bộ phủ. Sống cùng các chiến sĩ, Bác thường tìm hiểu và tập luyện những bài quyền mới. Bác tập bài mới rất say sưa và chú ý đến từng thế tấn, thế đỡ gạt... Mỗi động tác đều vận gân cốt và tập trung tinh thần, vì vậy Bác đi quyền rất sinh động. Bác cũng rất sốt sắng truyền lại cho các đồng chí của mình những bài quyền mà Bác biết. Những năm sau này khi trở về thủ đô, tuổi Bác thêm cao và sức khỏe không được như trước, Bác đã giảm dần môn chạy bộ nhưng sáng nào Bác cũng tập quyền và đi bộ trong vườn Phủ Chủ tịch.

Khi ngoài 70 tuổi, Bác Hồ vẫn kiên quyết duy trì sức khỏe. Bác bỏ hút thuốc và giữ vững chế độ tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. Theo đề nghị của Bác, các đồng chí cảnh vệ mua cho Bác 20 quả bóng quần vợt và cất trong ngăn kéo. Bác đặt một sọt giấy vụn cách bàn làm việc chừng 5m, mỗi khi viết mỏi tay, Bác dừng lại và đứng dậy lấy bóng ném vào sọt, ném tay trái rồi đổi qua tay phải. Bác cho biết tập như vậy để rèn luyện sự điều khiển của thần kinh và tính chính xác của đôi tay. Hôm nào ném trúng vào sọt nhiều, Bác thấy vui. Còn hôm nào bóng ra ngoài nhiều, Bác có vẻ không vui. Có lần bác sĩ trông nom sức khỏe của Bác muốn làm Bác vui lòng nên lén đem sọt giấy lại gần, Bác phát hiện thấy không đồng ý và tự tay mình đem lại chỗ cũ...

Cho đến ngày nay, tấm gương rèn luyện thân thể của Bác đã khiến hàng triệu người Việt Nam qua bao thế hệ xúc động và phấn đấu noi theo.

Trong buổi học thể dục hôm nay, chúng tôi phải thực hiện nhiệm vụ leo lên một cái cột cao rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang ở phía trên.

Nhiều bạn leo giỏi và nhanh như khỉ. Ga-rô-nê leo dễ như không. Cậu khoẻ như một con bò mộng nên khi học môn này cậu chẳng phải gắng sức một chút nào. Tuy nhiên, cũng nhiều bạn thì ì ạch mãi mới leo tới xà ngang. Như cậu Xtác-đi chẳng hạn, cậu ta thở hồng hộc và mặt đỏ lên như chú gà tây. Khi tất cả các bạn đã leo xong, chỉ còn một mình tôi. Tôi vốn dĩ là một học sinh bị tật nguyền từ nhỏ nên thầy đã miễn cho tôi học môn thể dục. Tuy nhiên, hôm nay tôi vẫn muốn thử sức mình. Tôi xin thầy cho leo thử. Thầy lưỡng lự một chút rồi cũng bằng lòng. Thế là tôi bắt đầu leo. Chà! Leo lên cây cột chẳng phải dễ dàng. Tôi nắm chặt lấy cây cột và hai chân cũng quặp chặt thế mà cứ muốn rơi người xuống đất. Tôi cố gắng leo lên từng chút, từng chút một. Tim đập thình thịch trong lồng ngực. Mồ hôi tuôn ra ướt đẫm trán. Tôi vẫn cố leo lên. Chỉ còn chừng nửa mét, rồi hai mươi phân nữa thì tới đích.

Ôi! Vượt khoảng cách sau cùng này sao mà gian nan thế. Tôi đã mệt lắm rồi nhưng không thể buông tay. Các bạn đứng dưới đang reo hò cổ vũ tôi. Thầy thì nhìn tôi với ánh mắt vừa lo lắng vừa muốn tôi thành công. Lúc này, tôi chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay, rồi cuối cùng tôi cũng đã bám được xà ngang. Tới đây, tôi lấy hết sức để đặt hai khuỷu tay, hai đầu gối và hai bàn chân lên xà. Vậy là tôi đã đứng được trên trên. Mệt ơi là mệt nhưng quả là vui. Thế là tôi đã có thể làm như các bạn trong lớp của tôi rồi!

bạn có thể tham khảo 2 bài này nhé