Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


HN
HN

Bài 4. Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau :

- Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ?

 

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi,

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

Bài 5. Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau :

Con chuột tham lam

Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.

Theo LÉP TÔN -XTÔI

Bài 6. Chỉ ra những đại từ có trong văn bản Những câu hát châm biếm và cho biết vì sao nó là đại từ? Từ nào là đại từ, từ nào là danh từ chỉ người được dùng như đại từ?

Bài 7. Qua các văn bản Những câu hát châm biếm em hãy nêu cách dùng đại từ xưng hô (hoặc danh từ dùng như đại từ) có ý nghĩa trỏ như thế nào ?

Bài 8. Trong bài thơ Việt Bắc Tố Hữu viết:

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa ? …

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu …

a, Chỉ ra ngôi của đại từ trong các câu thơ trên ?

b, Qua cách sử dụng đại từ trong các câu trên, tác giả đã thể hiện được nội dung gì ?

Bài 9. Bé Lan hỏi mẹ : “Mẹ ơi, tại sao bố bảo con gọi bố mẹ chị Xoan là bác còn gọi bố mẹ em Giang là chú, dì, trong khi đó họ chỉ là hàng xóm mà không có họ hàng với nhà mình ?”.

Em thay mặt mẹ bé Lan giải thích cho bé rõ ?

Bài 10. Cùng tuổi với cô Hoa sao có người gọi cô là mày, mi có người lại gọi là cậu, có người gọi là cô trong khi ngoại ngữ mà em học (tiếng Anh) để chỉ ngôi thứ hai người ta thường chỉ sử dụng một từ ?

Bài 11. Nêu nhận xét về cách dùng từ xưng hô trong giao tiếp của tiếng Việt ?

Bài 12/ Xác đinh chức năng ngữ pháp của đại từ trong các câu sau:

1/ Mình nói với ta mình vẫn còn son Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro Ta đi lấy nước tắm cho con mình. 2/ Nước non một gánh chung tình Nhớ ai ai có nhớ mình chăng ai? 3/ "Hời hời! Một mai ai chớ bỏ ai Chỉ thêu nên gấm sắt mài nên kim" 4 /Tiếng ai than khóc nỉ non Hay vợ chú lính trèo hòn Cù Mông? 5/ Mẹ già như chuối chín cây Gió đưa mẹ rụng con rày mồ coi Mồ côi tội lắm ai ơi Đói cơm ai đỡ lỡ lời ai binh 6/ Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền 7/ ai băng nỗi thương con Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

HN

XIN MN GIÚP MK

12. Xếp các từ láy sau đây vào bảng phân loại :

Long lanh, thoăn thoắt, lúc lỉu, mòng mọng, xanh xao, vàng vọt, lù khù, líu tíu, xa xăm, hấp háy, ướt át,tím tím, xôi nổi, hối hả, la đà, thênh thênh, tồng ngồng, lép nhép, đen đủi, xấu xa, long bong, lác đác, ầng ậc, bép xép, đủng đỉnh, mập mạp, chầm chậm, đo đỏ, xanh xanh, mới mẻ, mênh mông, móm mém, máy móc, miên man,se sẻ, luôn luôn, khò khò, đo đỏ, hoe hoe, gừ gừ, giông gống, hồng hồng, châu chấu, anh ánh, bong bóng, hu hu, gàn gàn, nhỏ nhắn, cao cao, tròn trĩnh, gấy gầy, lùn lùn, xinh xinh, chuồn chuồn, đo đỏ, trăng trắng, hồng hồng, tim tím, rưng rưng, rơm rớm... rón rén, nho nhỏ, nhí nhố, xinh xắn, mát mẻ, lớn lao, xanh xao, căm căm,cặm cụi ,cằn nhằn,cầm cập,cầu cạnh,chà là,chan chứa,chang chang,chạng vạng,chạy chọt,chắc chắn,chăm chắm,chằm chằm,chằng chịt,chặt chẽ,chậm chạp,chần chừ,chập choạng,chập chờn,chập chững,chật vật,châu chấu,che chở,chen chúc,cheo leo,chễm chệ,chệnh choạng,chênh vênh,chích chòe,chiền chiền,chiều chuộng,chín chắn,chòng chành,chòng chọc,chong chóng,chót vót,chống chế,chồng ngồng,chới với,chơm chởm,chờn vờn,chũm chọe,chùn chụt,chuồn chuồn,chứa chan,chững chạc,chưng hửng,cỏn con,còng cọc,cót két,cọt kẹt,cộc cằn,cộc lốc,côi cút,cồm cộm,cồng kềnh,của cải,cúm núm,cun cút,cuồn cuộn,cuống cuồng, gạch gạch, gai góc, gàn gàn, gan góc, gạn gùng, gánh gồng, gạt gẫm, gau gáu, gay gắt, gay go, gằm gằm, gắng gổ, gắng gượng, gặp gỡ, gắt gao, gắt gỏng, gầm gừ, gần gận, gần gũi, gần gụi, gân guốc, gấp gáp, bạc nhạc, bàn bạc, bảnh bao, bát ngát, bập bẹ, bấp bênh, bập bềnh, bây bẩy, bầy hầy, bẽ bàng. be be, bẽn lẽn, béo bở, bép xép, bề bộn, bệ vệ, bềnh bồng, bì bà bì bõm, bĩ bàng, bì bõm, bìm bìm, bịt bùng, bỏ bê, bỏm bẻm,· bon bon, bóng bảy, bong bóng, bồi hồi, bối rối, bôn chôn, bồn chồn, bồng bột, bông lông, bồn chồn. 

Hãy tìm và phân loại từ láy toàn bộ và từ láy chính phụ.

13. Viết đoạn văn nói về tâm trạng của em khi được điểm cao về môn văn (chú ý sử dụng tối đa các từ láy chỉ tâm trạng)