Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


LN

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

Mọi người giúp mik với ạ :

Bài 1: Những trường hợp sau đây,trường hợp nào là tục ngữ,trường hợp nào là thành ngữ? a. Xấu đều hơn tốt lỏi. b. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. c. Con dại cái mang. d. Cạn tàu ráo máng. e. Giấy rách phải giữ lấy lề. g. Giàu nứt đó đổ vách. h. Dai như đỉa đói. i. Cái khó bó cái khôn. Bài 2: Cho các câu tục ngữ sau: 1. Ăn không nên đọi, nói không nên lời. 2. Có công mài sắt có ngày nên kim. 3. Cái răng, cái tóc là góc con người. 4. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. 5. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã . 6. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. a. Nêu nghĩa của mỗi câu tục ngữ trên. b. Bài học mà mỗi câu tục ngữ đem lại là gì? (Học sinh có thể kẻ bảng theo mẫu dưới đây để trả lời cho bài 2) Câu Nghĩa Bài học 1 2 3 4 5 6 Bài 3 : Cho biết tác dụng của câu rút gọn trong các câu ca dao dưới đây : a. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. b. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Bài 4 : Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên ” và “Học thầy không tày học bạn”, trong đó sử dụng phù hợp một trạng ngữ (gạch chân, chú thích rõ). Bài 5 : Để chuẩn bị tham dự cuộc thi Tìm hiểu về môi trường thiên nhiên do nhà trường tổ chức, An được cô giáo phân công phụ trách phần hùng biện. An dự định thực hiện một trong hai cách: + Cách 1 : Dùng kiểu văn tự sự, kể một câu chuyện có nội dung nói về quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên. + Cách 2 : Dùng kiểu văn bản biểu cảm, làm một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với con người. Khi nghe An trình bày dự định ấy, cô giáo đã nhận xét: “Cả hai cách ấy đều không đạt.” a. Theo em, vì sao cô giáo nhận xét như vậy? Muốn thành công An phải chuẩn bị bài hùng biện theo kiẻu văn bản nào? b. Em hãy giúp An xác định những ý chính trong bài hùng biện đó và sắp xếp theo trình tự hợp lí.